Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Iraq sẽ là đấu thủ lớn tại hội nghị OPEC”

Hôm qua (13/12), một đại sứ cấp cao của Mỹ cho hay, Iraq sẽ là một “đấu thủ lớn” tại cuộc họp của OPEC ở Angola vào tháng này thông qua kế hoạch phân bổ về hạn ngạch khai thác dầu thô giữa các thành viên trong tổ chức.

 Hội nghị của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại Luanda vào ngày 22/12 tới sẽ đến ngay sau khi Baghdad lập mục tiêu khai thác đầy tham vọng trong chiến dịch đấu giá dành cho các công ty năng lượng nước ngoài diễn ra vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước.

Được hỏi về mục tiêu khai thác của Iraq và hạn ngạch của OPEC, vị viên chức ngoại giao cao cấp làm việc tại tòa đại sứ Mỹ ở Baghdad này cho rằng họ sẽ phải thương lượng với các đối tác OPEC về mức sản xuất và xuất khẩu nhiều cao vọng đó.

“Iraq sẽ là một đấu thủ lớn muốn trở lại bàn đàm phán. Họ sẽ phải thực hiện các đối thoại với Ả-rập Xê-út, Iran, Venezuela và các thành viên OPEC”.

Hiện tại, Iraq sản xuất khoảng 2 triệu rưỡi thùng dầu mỗi ngày.

Tuy nhiên, sau khi giao bảy hợp đồng cho các công ty năng lượng nước ngoài tại cuộc đấu giá đầu tiên diễn ra vào tháng sáu, các kết quả khai thác có vẻ rất kín kẽ. Chỉ biết, quốc gia nhiều dầu mỏ này đặt mục tiêu khai thác 12 triệu thùng  trong vòng bảy năm nữa.

Kể từ khi các lệnh trừng phạt kinh tế của thời đại Saddam Hussein sau cuộc xâm lược Kuwait của ông diễn ra vào năm 1990, Iraq chỉ là thành viên đơn thuần của OPEC và không được giới hạn bởi hệ thống khai thác của OPEC.
 
Đại sứ trên cũng cho biết thêm, vẫn còn thời gian để OPEC tán thành với hạn ngạch khai thác dầu của Iraq vì sẽ mất một vài năm trước khi quốc gia này được đặt lên vị trí đầu tàu về các mục tiêu sản xuất của họ.

“Chắc chắn không phải trong ngày mai Iraq có thể sản xuất ngay được 12 triệu thùng mỗi ngày”, ông nói.

(Trang tin VN&QT)

  • Châu Á-TBD dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế
  • Trung, Pháp ký thỏa thuận thương mại 1 tỷ euro
  • Trung Quốc 37 lần bị điều tra bán phá giá trong 5 năm
  • Saudi tăng nguồn cung dầu thô
  • Dầu mỏ không phải là “chiếc ô” bảo hộ cho kinh tế Vùng Vịnh
  • Các mỏ dầu Iraq được bỏ thầu thấp
  • Trung Quốc vẫng tăng trưởng nhanh dù cả thế giới suy thoái
  • Nhật "bơm" 31 tỷ USD để kích thích kinh tế