Chinanews hôm 11/12 dẫn lời nhận định của Thời báo kinh tế Anh cho hay, trong cơn bão khủng hoảng, dầu mỏ không phải chiếc ô bảo hộ cho các nước có nguồn dầu mỏ phong phú.
Từ tháng một năm nay, có thể nói tình hình sản lượng của các nước sản xuất dầu mỏ là rất tốt. Nhưng trên thực tế, các nước Vùng Vịnh lại là khu vực chịu tình cảnh tồi tệ nhất.
Không chỉ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ như của Dubai, thị trường chứng khoán của các nước Vùng Vịnh cũng tụt dốc nhanh chóng. Trên thực tế dầu mỏ không phải là cái ô bảo hộ cho nền khối kinh tế này thoát ra khỏi bão tố khủng hoảng.
Đối với các nước bán dầu mỏ, giá dầu ở mức cao luôn là một tín hiệu đáng mừng, từ tháng một năm nay giá dầu đã tăng lên, tuy nhiên biểu hiện của các nước thuộc khu vực này lại rất tồi tệ.
Trong quý ba năm nay, Venezuela đã chính thức kết thúc quá trình có mức tăng trưởng kinh tế trong 22 quý liên tiếp. Theo nhận định của Goldman Sachs, đồng tiền tệ mất giá là hệ lụy không thể tránh khỏi của Venezuela.
Các quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú này đang mất đi tính cạnh tranh trên một số lĩnh vực. Các nền kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cũng dễ dàng bị đổ vỡ trước báo tố khủng hoảng. Ví dụ như nền kinh tế Venezuela, theo như dự báo của Economist Intelligence Unit, mức thu nhập không phải từ dầu mỏ chiếm tới 12% trong tổng thu nhập quốc nội của nước này (trong khi đó thu nhập từ dầu mỏ chỉ bằng một nửa). Tiêu thụ cá nhân tiếp tục chiếm một nửa trong tổng sản lượng nền kinh tế Venezuela.
Theo nhận định của Thời báo kinh tế Anh, tất cả những điều này đều để lại ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế các nước Vùng Vịnh trong tương lai. Năm nay sản lượng năng lượng sử dụng của thế giới lần đầu tiên giảm sút từ năm 1981 cho đến nay.
Theo dự đoán của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), đến năm 2030, dự đoán giá dầu sẽ lên đến 115 USD.
(Theo N.S // Trang tin VN&QT // CE)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com