Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Trung Quốc: Voi cưỡi xe đạp lao dốc?

picture
Kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 2/2012 có khả năng chỉ đạt 7,6%, thấp hơn mức 8,1% trong quý 1.

Chỉ số lạm phát của Trung Quốc trong tháng 6 tăng thấp nhất trong vòng 29 tháng qua. Điều này có thể sẽ buộc Trung Quốc phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa nhằm hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng.

Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn báo cáo sáng 9/7 của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự báo 2,3% của giới phân tích và mức 3% trong tháng 5.

Đây là mức tăng CPI hàng tháng thấp nhất của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới kể từ tháng 1/2010. Số liệu tháng 6 vừa được công bố này cũng đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp, lạm phát của Trung Quốc dưới mức mục tiêu 4% của chính quyền Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề ra.

Theo đó, giới phân tích cho rằng, Chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ buộc phải tung thêm biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 2/2012 có khả năng chỉ đạt 7,6%, thấp hơn mức 8,1% trong quý 1.

Việc kinh tế giảm tốc khiến nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp cũng như bất ổn xã hội gia tăng. Trong chuyến thăm ngày 8/7 tới miền đông, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã lên tiếng cảnh báo nền kinh tế nước này đang chịu áp lực suy giảm rất lớn trong các tháng gần đây.

Ông Ôn Gia Bảo cũng cho biết áp lực suy giảm chủ yếu do nhu cầu suy yếu từ nước ngoài, đặc biệt là từ châu Âu. Ông kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, Trung Á và Nam Á, thay cho các nước công nghiệp.

Nomura Holdings dự báo Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư công, trong khi Credit Agricole CIB dự đoán nước này sẽ giảm thuế và yêu cầu dự trữ của các ngân hàng. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất lần hai trong vòng chưa tới một tháng.

Tuy nhiên, khả năng những biện pháp hạ lãi suất của Trung Quốc chưa thực sự đủ mạnh để nâng đỡ tăng trưởng. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc mạnh hơn, thì không chỉ riêng nước này mà cả các nền kinh tế khác ở châu Á cũng có thể bị tác động liên đới.

Một số chuyên gia như James Kynge từng hình dung cỗ máy kinh tế của Trung Quốc tương tự như một chú voi đang cưỡi trên một chiếc xe đạp. Nếu chú voi vẫn đạp xe thẳng tiến về phía trước thì không sao, nhưng một khi giảm tốc hoặc tuột dốc thì hậu quả sẽ khôn lường.

Tính tới 4h14 chiều nay (9/7) chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 1,4%, mức giảm lớn nhất trong vòng 1 tháng. Chỉ số này đã giảm khoảng 15% trong năm ngoái. Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite hạ 2,4%, mạnh nhất từ 4/6.

(Theo Vneconomy)

  • Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc
  • Khủng hoảng châu Âu: Nỗi ám ảnh của Đông Nam Á
  • Bí ẩn về người phụ nữ sẽ thay thế Bạc Hy Lai
  • Trung quốc mời khai thác dầu khí tại 9 lô của VN: Rủi ro không báo trước
  • Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc
  • Sống ở nơi đắt đỏ nhất thế giới
  • Vì sao Trung Quốc kiểm soát chặt đất hiếm?
  • Trung Quốc bị nghi ém nhẹm dữ liệu suy giảm kinh tế