Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Trung Quốc xuống dốc thảm hại

Trên trang mạng của chính phủ Trung Quốc số ra ngày 24/5/2012, cố vấn chính phủ nước này cho biết “kinh tế Trung Quốc đã xuống dốc thảm hại”.

Quan chức trên đã đưa ra lời nhận xét dựa trên những đánh giá về tình hình địa ốc trên toàn quốc, xuất khẩu và cả niềm tin của giới tiêu dùng đều sụt giảm.

Mặc dù kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, nhưng công nhân xây dựng vẫn thất nghiệp hàng loạt và chỉ số tiêu dùng tháng Tư ở mức thấp nhấp nhất trong hơn 3 năm qua. Lượng đầu tư vào bất động sản ở mức thấp nhất kể từ năm 2001. Điểm đáng chú ý nhất là sự sụt giảm kinh tế lan đến cả các tỉnh vùng duyên hải, vốn dựa nhiều vào xuất cảng và tình trạng kinh tế thế giới, thậm chí đến cả những vùng hẻo lánh, kể cả các tỉnh nằm sâu trong lục địa, như tỉnh Tây An, Tây Bắc Trung Quốc.

Những khó khăn về kinh tế không mong muốn của Trung Quốc bắt đầu từ những nhà đầu tư táo bạo trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường tiêu dùng, do Trung Quốc là nơi tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới.

Nếu kinh tế Trung Quốc sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc đã tăng trưởng rất nhanh mà không gặp phải một trở ngại nào, và trở thành động cơ chính cho nền kinh tế toàn cầu, trong khi châu Âu vẫn phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công và nước Mỹ thì vẫn "tập tễnh" trong thị trường nhà ở.

Thống kê của chính phủ cho thấy giá nhà của hơn 50% trong tổng số 70 đô thị lớn tại Trung Quốc đã sụt giảm, trong đó có Tây An. Bản báo cáo của Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poors và Moody's cảnh báo hôm 24/5 cho biết nhiều nhà đầu tư địa ốc Trung Quốc sẽ cạn vốn vì giá bán của các chung cư xuống thấp và họ vẫn còn nợ ngân hàng tiền lời vay vốn.

S.& P cũng cho rằng những nhà đầu tư có số vốn hạn chế dường như đang phải đối mặt với cuộc thử nghiệm về sự tồn tại của họ trong năm nay.

Diana Choyleva, một nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc có văn phòng tại Hồng Công cho biết kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 8,1% trong quý I/2012, con số lớn hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này cũng đã giảm so với quý IV/2011 và quý II/2012 được dự báo là khó có thể vượt qua con số của quý I.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự. Nhà nghiên cứu Choyleva cho biết: "Rõ ràng rằng nền kinh tế đã giảm sút nhiều hơn so với người ta tưởng cho đến tận gần đây. Họ đang có khó khăn trong tay".

Trung Quốc là một nước nhập khẩu quặng sắt và đồng lớn nhất thế giới, và Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của châu Âu về thiết bị nhà máy và hàng hóa đắt tiền. Mỹ sẽ ít bị ảnh hưởng vì kinh tế Trung Quốc xuống dốc vì tỉ lệ xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ ở mức dưới 1% trong tổng số sản lượng hồi năm ngoái.

Trong khoảng thời gian từ năm 2008-2009, chính phủ đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá tốt do đó nhu cầu về nhà ở đã gia tăng khi người dân vùng quê lên đô thị tìm việc trong các hãng sản xuất, kinh tế. Trung Quốc lúc đó vẫn có thể phát triển trong khi kinh tế thế giới đã chững lại. Tuy nhiên, giờ đây thì thì dấu hiệu kinh tế khó khăn đã hiện rõ ở Tây An, một trụ cột của nền kinh tế vùng Tây Bắc Trung Quốc, nơi được coi là trung tâm chuyên chở và phân phối cũng như sản xuất từ máy cày đến bộ phận của máy bay.

Sun Yufang, một nhà buôn lò nướng các loại và máy đun nước nóng tại Thiên An cho biết: "gần như chẳng còn ai sắm sửa cho nhà của họ hoặc là thay thế đồ dùng đã cũ. Năm ngoái, tôi không cảm thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn năm nay thì cảm nhận rất rõ. Tôi không thấy có lối thoát trừ khi người ta mua sắm trở lại". Ngồi trong cửa hàng rộng lớn mà không có lấy một người khách nào, bà Sun đã thổ lộ.

Đầu tuần, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bày tỏ sự quan ngại về kinh tế Trung Quốc sau chuyến đi thị sát tại tỉnh Vũ Hán, khu vực trung tâm ở phía Đông. Sau đó, ông đã triệu tập phiên họp chính phủ hôm 23/5 và đã đưa ra một bản nghị quyết mạnh nhất về kinh tế Trung Quốc của chính phủ. Nghị quyết nêu rõ Chính phủ nên "đầu tư tăng trưởng ổn định tại những vị trí quan trọng hơn và tiến hành điều chỉnh chính sách ưu tiên và điều chỉnh mạnh mẽ hơn để phù hợp với xu hướng thay đổi".

Trên trang điện tử của chính phủ Trung Quốc số ra ngày 24/5 dẫn dẫn lời một cố vấn kinh tế cấp cao của chính phủ- Zhang Liqun cho biết "sự sụt giảm rõ rệt trong kinh tế đã đánh thức sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách".

Bản sơ kết ghi nhận số hàng đặt mua hằng tháng cho thấy hàng sản xuất tiếp tục giảm sút trong tháng 5 với chỉ số sụt xuống 48.7 từ 49.3 trong tháng 4. Chỉ số dưới 50 được cho là chậm phát triển.

Chính phủ đã kêu gọi sự khuyến khích kinh tế thông qua đẩy mạnh xây dựng đường sắt, trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng khác, nhưng gần như không còn nhiều để xây dựng thêm. Vì, thí dụ như ở Tây An đã có 3 sân bay dù số chuyến bay ít, đường xe lửa siêu tốc cũng đã hoàn thành, 3 đường xa lộ vòng đai để giải tỏa nạn kẹt xe, v.v..chẳng còn gì nhiều để đổ tiền vào thêm. May ra còn đường xe điện ngầm. Và ngày nay ở Trung cộng, không còn thấy những dự án xây cất như trước...

Cùng thời điểm đó, các công trình xây dựng khu chung cư đã sụt giảm rõ rệt sau khi chính phủ áp đặt qui định nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản hồi năm ngoái càng khiến thị trường nhà ở trở nên ế ẩm hơn.

Wei Li, một môi giới bất động sản của Tây An cho biết giá nhà đã giảm khoảng 20% kể từ năm ngoái đối với những căn hộ mới và còn đang dư thừa hàng trăm tòa nhà đang xây dựng ở ngoại ô. Tuy  nhiên, bà cho biết giá nhà tại khu vực trung tâm vẫn ổn định.

Thiên An là một thành phố cổ kính nằm ở phía Tây Trung Quốc. Ngày nay, Tây An cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc như một trung tâm kinh tế với 8 triệu dân. Nhưng người chủ cửa hàng và những người buôn bán khác từ khắp Tây bắc Trung Quốc cùng đổ về chợ đầu mối ở đây để mua hàng hóa, khiến Tây An trở thành một nơi sôi động nhất của Trung Quốc. Và bây giờ nhịp đập ấy đang cảm thấy yếu đo do chi tiêu dùng giảm mạnh.

Ma Xiechuan, một người bán thịt lợn cho biết lượng thịt anh bán ra hàng ngày đã giảm 1/3 và đây là sự sụt giảm nhanh nhất trong kinh doanh mà tôi từng thấy hơn 10 năm nay. Còn anh Yian Leilei, một người bán buôn khăn trải bàn và bọc ghế ô tô cho biết rằng việc buôn bán sụt giảm một cách nhanh chóng sau dịp tết của người trung Quốc vào ngày 23/1 và đã không thể phục hồi. Những thương gia đều cho rằng sức mua đã giảm đáng kể và khách hàng đã trở nên khó tính hơn bao giờ hết.

Thị trưởng của Thiên An, ông Dong Jun cũng đã bày tỏ sự lo lắng trên trang mạng của thành phố: "Tình hình kinh tế trong toàn thành phố từ tháng Một đến tháng Tư năm nay là không lạc quan. Tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng như trước đây là một việc rất khó khăn".
---------------------
Tác giả: Hằng Linh theo New York Times // Nguồn: Tuần Việt Nam

  • Trung Quốc: “Liệu pháp kích cầu” có phải viên linh đan
  • Vì sao kinh tế Ấn Độ suy giảm nghiêm trọng?
  • Alan Phan: Việt Nam có thể phải chi 70 tỷ USD để kích thích kinh tế?
  • Nghịch lý của cải cách ở Trung Quốc
  • 22% công ty châu Âu cân nhắc rút khỏi Trung Quốc
  • Bric: Bệnh mới của kinh tế Asean
  • Trung Quốc xôn xao về quy định “hai con ruồi”
  • Nhà giàu Trung Quốc rộ mốt thuê quản gia “Ăng-lê”