Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn quá thấp”

Cố vấn Ngân hàng trung ương Trung Quốc Li Daokui cảnh báo, mục tiêu tăng trưởng của chính phủ Trung Quốc ở mức 7% là quá thấp để có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư tại các vùng kém phát triển cũng như nhu cầu về việc làm tại Trung Quốc.

Ông Li dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ mở rộng trung bình 9% trong 5 năm tới.

Ông cảnh báo, mục tiêu tăng trưởng của chính phủ Trung Quốc ở mức 7% là quá thấp để đáp ứng nhu cầu đầu tư tại các vùng kém phát triển của đất nước cũng như nhu cầu về việc làm.

Phát biểu tại diễn đàn CLSA Trung Quốc, ông nói: “Nền kinh tế Trung Quốc vẫn có khả năng tăng trưởng nhanh chóng. Mục tiêu 7% là không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các khu vực trong nước và tạo khoảng 6,8 triệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm.”

Ông Li cho rằng, việc thực hiện quá trình đô thị hóa liên tục, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và tiềm năng tiêu thụ lớn sẽ là các yếu tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 5 năm tới.

Ông cho biết, cứ mỗi 1% tỷ lệ gia tăng của quá trình đô thị hóa, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tăng từ 1,5 – 2%.

Theo ông, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao và loại bỏ lãi suất thực âm, xảy ra khi lạm phát cao hơn lãi suất.

Ông nói: “Chúng ta chuẩn bị phải đối phó với lạm phát tương đối cao trong thập kỷ tới và đó là lý do tại sao chính sách tiền tệ của Trung Quốc phải tương đối chặt chẽ.”

Ông dự báo, lạm phát ở Trung Quốc sẽ ở mức dưới 5% trong năm nay, cao hơn so với mục tiêu 4% của chính phủ. Trung Quốc đã 8 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng và 4 lần nâng lãi suất kết từ cuối tháng 10 nhằm kiềm chế lạm phát cao.

Chính phủ Trung Quốc cần thận trọng trong việc quản lý dòng vốn, đặc biệt là tiền đầu cơ thu hút bởi lãi suất cao khi áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lại các bong bóng tài sản.

Ông Li kêu gọi chính phủ áp dụng một chính sách nới lỏng tương đối và tài chính mạnh mẽ để tăng chi tiêu công và cải thiện phúc lợi xã hội nhằm giảm căng thẳng xã hội.

Theo dự báo, thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ giảm xuống 100 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP trong năm nay. Điều này sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt áp lực tăng giá NDT.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng Tư ở mức 11,4 tỷ USD do xuất khẩu tăng, trong khi nhập khẩu giảm bớt sau khi chịu thâm hụt kỷ lục trong quý đầu năm.

(Vitinfo)

  • EU-Nhật Bản sẽ đàm phán sơ bộ FTA trong tháng này
  • Iraq: Mục tiêu nâng sản lượng dầu mỏ khó thành
  • Số lượng đơn hàng máy móc của Nhật tháng 3 bất ngờ tăng
  • Kinh tế Trung Quốc “dễ sốc vì đầu tư quá tải”
  • Nhật Bản quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
  • Malaysia: Chảy máu chất xám kìm hãm sự phát triển
  • Thế giới sẽ ra sao, khi Nhật Bản dời đô?
  • Iraq muốn chiếm “ngôi” nước xuất khẩu dầu mỏ số 1 của Saudi Arabia