Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều nhân tố sẽ làm chậm tăng trưởng của Trung Quốc

Tạp chí “Business Times” của Singapore ngày 13/5 có đăng một bài viết với tiêu đề: Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh không? 10 năm sau Trung Quốc có thể tăng trưởng nhanh mức nào? Chắc chắn không thể đạt mức tăng trưởng của 30 năm qua. Những thách thức kinh tế, môi trường và chính trị sẽ làm chậm tăng trưởng của quốc gia này.

Cuộc cách mạng chủ nghĩa tư bản do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vẫn chưa kết thúc. Nhưng cuộc cách mạng này hiện tại đã chia tay tuổi thơ, bắt đầu bước vào tuổi trung niên. Chính phủ Trung Quốc nhận thức được rằng, mô hình cũ dựa vào xuất khẩu và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng đang lỗi thời. Trên thực tế,  kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc mà Bắc Kinh công bố cách đây không lâu hy vọng giải quyết thách thức này.

Nhưng đối với các nhà lãnh đạo thế hệ sau của Trung Quốc, việc vạch ra một mô hình mới nhanh như mô hình cũ không phải là chuyện dễ dàng. Theo thống kê chính thức, từ năm 1980 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của Trung Quốc đạt 10%/năm. Tăng trưởng với tốc độ nhanh trong một thời gian dài như vậy là độc nhất vô nhị.

Trung Quốc đang nằm trong thời kỳ đầu của phát triển kinh tế, chính sách đích đáng sẽ có thể giúp tăng trưởng rất nhanh, đây là quá trình thúc đẩy nhanh chóng. Do hiệu quả mà giáo dục mang lại và sức lao động dồi dào, nên chất lượng và số lượng nguồn lao động tăng nhanh chóng. Nếu công nghệ tiên tiến của nước ngoài được sử dụng, chất lượng và số lượng vốn đổ vào các nhà máy và cơ sở hạ tầng cũng sẽ được nâng cao. Về cơ bản, điều này được Trung Quốc cho ra đời kể từ khi ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng cuộc cách mạng. Quốc gia này đã trải qua sự thành thị hóa quá nhanh, một lượng lớn nguồn lao động giá rẻ và vốn đổ vào các nhà máy liên tục tăng cao không giảm.

Nếu điều mà Trung Quốc phải đối mặt chỉ là vấn đề xuất khẩu và tăng trưởng đầu tư chậm lại sẽ có thể khiến nền kinh tế từ từ chậm lại – 10 năm tới có thể đạt mức tăng trưởng 7%, điều này trên thực tế cũng là mục tiêu hoạch định mới của chính phủ. Tuy nhiên, Bắc Kinh còn phải đứng trước thách thức về dân số và môi trường, điều này đồng nghĩa mục tiêu này có thể thực hiện được hay không là một vấn đề.

Tất cả mối quan tâm này sẽ làm chậm tăng trưởng của Trung Quốc. Các cuộc thảo luận nói trên vẫn chưa xem xét đến hai thách thức mà Bắc Kinh đã không thể xem nhẹ: một là cần phải chuyển sang mô hình kinh tế mới là thúc đẩy tiêu dùng tự do, hai là bảo đảm ổn định xã hội trong bối cảnh bất bình đẳng cao và thiếu quyền lợi chính trị.

(Vitinfo)

  • “Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn quá thấp”
  • EU-Nhật Bản sẽ đàm phán sơ bộ FTA trong tháng này
  • Iraq: Mục tiêu nâng sản lượng dầu mỏ khó thành
  • Số lượng đơn hàng máy móc của Nhật tháng 3 bất ngờ tăng
  • Kinh tế Trung Quốc “dễ sốc vì đầu tư quá tải”
  • Nhật Bản quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
  • Malaysia: Chảy máu chất xám kìm hãm sự phát triển
  • Thế giới sẽ ra sao, khi Nhật Bản dời đô?