Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Obama với Trung Quốc: Tiết lộ của người trong cuộc

Trong cuốn Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc (Obama and China's Rise), nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 30 năm trong nghề, đã điểm lại những trải nghiệm của ông khi làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Obama và trên cương vị làm giám đốc cấp cao phụ trách các vấn đề Đông Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Obama từ tháng 1/2009 - 4/2011.

 

Thách thức địa chính trị chính đối với châu Á - cũng như đối với sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này - là sự trỗi dậy bất thường của Trung Quốc trong thập niên qua.

Bader bắt đầu với việc tóm lược 7 mục tiêu chính của chính quyền Obama tại châu Á: 1) tái cân bằng các ưu tiên toàn cầu của Mỹ trong đó chú trọng hơn đến châu Á, 2) thúc đẩy quan hệ ổn định và hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, 3) nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn tại Bắc Triều Tiên thông qua đàm phán song phương và đa phương, 3) thúc đẩy và tham gia vào các thể chế khu vực tại châu Á, 5) củng cố các liên minh và mối quan hệ đối tác - đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Australia, 6) tiếp tục triển khai tiền tiêu các lực lượng vũ trang Mỹ tại khu vực, và 7) đàm phán các hiệp định mở rộng thương mại và xuất khẩu sang khu vực.

Chính quyền Obama đã ý thức đầy đủ về tầm quan trọng phải duy trì một mối quan hệ ổn định và hiệu quả với Trung Quốc. Kể từ sau chiến dịch vận động năm 2008, chính quyền Obama đã thận trọng không "gắn mác" cho Trung Quốc là nguyên nhân gây ra mọi rắc rối của Mỹ.

Cuốn sách được bố cục theo 3 giai đoạn tương tác chính trong quan hệ Mỹ-Trung kéo dài suốt thời kỳ Bader công tác tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Giai đoạn đầu là đặt nền móng cho một mối quan hệ song phương ổn định và lành mạnh.

Ngày 1/4/2009, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố thành lập cơ chế Đối thoại Kinh tế và Chiến lược (S&ED), tạo cơ sở để hàng chục các quan chức từ hai bên gặp gỡ thường niên. Cơ chế này chưa từng tồn tại trong quan hệ của Mỹ với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và cho thấy chính quyền Obama đã đánh gia cao tầm quan trọng của Trung Quốc đến mức nào.

Giai đoạn thứ nhất cũng chứng kiến chuyến thăm đầu tiên của Obama tới Trung Quốc, sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 bên trong vấn đề Triều Tiên và Iran, song song thực hiện các gói kích thích kinh tế, và một số hợp tác hạn chế khác tại Hội nghị Biến đổi khí hậu Copenhagen.

Nhưng bất chấp những tiến bộ đạt được, chính quyền Obama vẫn vấp phải một Trung Quốc quyết liệt hơn rất nhiều so với trong lịch sử gần đây. Điều này đặc biệt đúng trong năm 2010, một năm với đặc điểm nổi bật là sự quả quyết của Trung Quốc và cũng là giai đoạn ứng xử thứ hai với Trung Quốc của Obama. Năm 2010, chính sách của Trung Quốc ngả sang bảo vệ Bắc Triều Tiên trước các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trung Quốc cũng loại bỏ Mỹ khỏi các hoạt động quân sự tại Hoàng Hải và công khai đối đầu với Nhật Bản sau vụ va trạm giữa tàu cá Trung Quốc với 2 tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản tại vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - và sau đó Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tạm ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Trung Quốc còn đe dọa ngừng nhập khẩu từ các công ty tham gia bán vũ khí sang Đài Loan, nhằm trả đũa việc Mỹ xuất khẩu vũ khí sang Đài Loan. Nhưng có lẽ, rõ ràng nhất chính là việc Trung Quốc ngông cuồng mở rộng các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Chính quyền Obama phản ứng lại bằng cách báo hiệu cho Trung Quốc rằng sự quyết liệt đó sẽ chỉ làm Trung Quốc mất đi những đối tác kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ thừa nhận việc Trung Quốc trỗi dậy là không thể tránh khỏi, thì Bader cũng đã tóm lược rằng chính quyền Obama thực tế "muốn đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc phục vụ tạo ổn định, thay vì gây bất ổn, cho châu Á - Thái Bình Dương, khu vực bao gồm 5 đồng minh và đối tác khác của Mỹ mà an ninh của họ có lợi ích của Mỹ".

Dưới ánh sáng của những sự việc này, chính quyền Obama đã khẳng định lợi ích của Mỹ tại Biển Đông và nhắc lại cam kết đối với an ninh của Nhật Bản, ngay cả khi giữ bề ngoài trung lập trong vấn đề quần đảo Senkaku. Bader tin rằng Trung Quốc đã vụng về xa lánh các đối tác trong khu vực, trong khi các nhà phân tích chính sách đối ngoại nước này còn đang mơ hồ giữa nguyên nhân và hậu quả, và đổ lỗi cho Mỹ đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Bader viết, đến cuối năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu cân nhắc lại thái độ quyết liệt của mình.

Bader cũng nêu, phải đến đầu năm 2011, khi Hồ Cẩm Đào tới thăm Mỹ, quan hệ Mỹ-Trung mới bắt đầu trở lại tốt đẹp, mở ra cái mà Bader coi là giai đoạn thứ ba, được đánh dấu bởi những tiến bộ liên tục trong các vấn đề an ninh và sự chú trọng hơn đến các vấn đề song phương và kinh tế toàn cầu khi Trung Quốc chuẩn bị bước vào cuộc chuyển giao lãnh đạo sau 1 thập niên.

Theo đánh giá của Bader, chính quyền Obama đã quản lý khá tốt các vấn đề chủ chốt trong mối quan hệ song phương này, tạo được bước tiến quan trọng trong vấn đề Iran, biến đổi khí hậu, Bắc Triều Tiên, và kinh tế thế giới. Mặc dù Bader ủng hộ sự "xoay trục chiến lược" về Đông Á, ông tin rằng thuật ngữ này sử dụng có phần nhầm lẫn khi nó nhấn mạnh quá mức yếu tố quân sự trong ý đồ chính sách trên thực tế. Sự "xuất hiện quân sự ròng" của Mỹ sẽ không tăng lên ngoài việc triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ sang Darwin, Australia. Thứ diễn tả tốt hơn diễn biến này, Bader chỉ ra, dẫn lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon, là "tái cân bằng các ưu tiên của Mỹ về hướng châu Á - Thái Bình Dương.

  • Obama and China's Riselà ghi chép đầu tiên về quá trình hoạch định chính sách châu Á của chính quyền Obama được soạn thảo bởi chính một thành viên tham gia quá trình hoạch định ấy.

 


Tác giả: Đình Ngân theo fpif.org
Nguồn: Tuần Việt Nam

  • Trung Quốc có đáng được trọng vọng?
  • Nhật gồng mình trước cuộc chiến tranh tiền tệ
  • Trung Quốc đối mặt với bất ổn
  • Điều gì xảy ra khi kinh tế Trung Quốc suy giảm?
  • Giới trẻ Trung Quốc bạo tay vay tiền mua sắm
  • Singapore vẫn “nhất thế giới” về môi trường kinh doanh
  • Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu khởi sắc
  • Tiền đang đổ về châu Á