Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc có đáng được trọng vọng?

Hôm qua, tôi đã tham gia vào một cuộc tranh luận về tranh cử tổng thống Mỹ và chính sách đối với Trung Quốc của BBC/Viện nghiên cứu Carnegie Endowment với các đại sứ xuất chúng và đáng kính Chas W. Freeman, Jr. và J. Stapleton Roy, và học giả Yan Xuetong của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).

 

Điều khiến tôi ấn tượng nhất là việc một trong những người tham gia khẳng định rằng tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ phải đối phó với thực tế là Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành cường quốc số một (dựa trên quy mô của nền kinh tế nước này). Theo ông, kết quả là Trung Quốc sẽ không còn cảm thấy cần phải chiều lòng Mỹ nữa và cũng như không muốn làm theo sự dàn xếp hiện nay của các tổ chức quốc tế.

Nhìn bề ngoài, đó không phải là một khẳng định vô lý. Từ lâu đã có một quan điểm ở trong và ngoài Bắc Kinh rằng Trung Quốc đang phải nằm dưới ách thống trị của các thể chế mà họ không góp phần tạo ra. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì, không rõ khi nào Trung Quốc đã phải chiều theo Mỹ và hệ thống toàn cầu hiện nay? Đúng là Trung Quốc đã gia nhập một số thể chế và hiệp ước đa phương, nhưng họ làm như vậy không phải để làm hài lòng Mỹ, mà vì họ tin rằng việc đó có lợi cho họ. Khi Trung Quốc quyết định rằng không có lợi khi phải theo chân Washington - trong các hợp tác chưa từng có về Libya, Iran, Triều Tiên, biến đổi khí hậu, an ninh mạng... - thì họ lập tức đi theo đường của mình.

Vấn đề lớn hơn của việc Trung Quốc vừa trở thành sức mạnh kinh tế lớn nhất và sức mạnh chính trị lớn nhất cũng còn chưa rõ. Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ đi theo nguyên tác chính sách đối ngoại nào?

"Không pha trộn kinh doanh với chính trị" dường như không phải là một giá trị đòi hỏi đối với một lãnh đạo toàn cầu, và rao giảng về chủ quyền và không can thiệp trước các hành động dã man đối với nhân loại dường như cũng sẽ không phải là điểm thưởng cho người lãnh đạo. Không thể nói rằng Mỹ đã đúng khi hành động trước và suy nghĩ sau; nhưng cách hành xử "án binh bất động" của Trung Quốc dường như cũng vậy, nếu không muốn nói là còn khó giải quyết hơn. Bên cạnh đó, các sự kiện trong những tuần qua cho thấy hiện Trung Quốc chưa sẵn sàng trở thành một lãnh đạo ở chính khu vực láng giềng quanh mình.

Đáp lại một động thái khiêu khích không thể phủ nhận của Chính phủ Nhật Bản nhằm mua lại quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Bắc Kinh đã không phản ứng với những lời lẽ và hành động ôn hòa, mà lại có các động thái khá hấp tấp như: cho phép công dân nước mình tấn công các nhà xưởng của Nhật và tấn công những người sở hữu các sản phẩm của Nhật; lên án Nhật Bản tại Đại hội đồng Liên hợp quốc; cử tàu hải giám tiếp tục tuần tra vùng biển ngoài khơi quần đảo này; hủy các chức năng ngoại giao với các đối tác Nhật Bản; và cấm các ngân hàng Trung Quốc và giới chức nước này tham dự hội thảo thường niên của WB và IMF diễn ra tại Tokyo trong năm nay.

Trước những hành động như vậy, khó mà hiểu được làm thế nào để "Trung Quốc xứng đáng có một tiếng nói lớn hơn tại IMF và WB" và "Vì Trung Quốc thành công như vậy nên họ xứng đáng được tôn trọng"?

Cây bút về cải cách Trung Quốc Zhang Jianjing đưa ra một cách nhìn khác. Trong một bài suy ngẫm trên tờ Caixin, ông khẳng định trước sự khiêu khích của Nhật Bản rằng: "Đã đến lúc Trung Quốc đáp trả một cách bình tĩnh, và duy trì cán cân quyền lực trong khu vực... việc giữ quan điểm này sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế... thách thức lớn nhất của Trung Quốc là một nhóm ngày càng đông những người ngăn cản các cuộc cải cách từ bên trong. Nếu so sánh thì việc xử lý vấn đề địa chiến lược là một trò chơi ít cá cược hơn".

Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi liệu khi nào Trung Quốc sẽ điều hành thế giới và họ sẽ làm việc đó như thế nào, nhưng tôi hy vọng ít nhất một phần câu trả lời có thể nằm ở các lãnh đạo và những nhà tư tưởng Trung Quốc như ông Zhang./.


Tác giả: Châu Giang theo project-syndicate
Nguồn: Tuần Việt Nam

 

  • Obama với Trung Quốc: Tiết lộ của người trong cuộc
  • Nhật gồng mình trước cuộc chiến tranh tiền tệ
  • Trung Quốc đối mặt với bất ổn
  • Điều gì xảy ra khi kinh tế Trung Quốc suy giảm?
  • Giới trẻ Trung Quốc bạo tay vay tiền mua sắm
  • Singapore vẫn “nhất thế giới” về môi trường kinh doanh
  • Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu khởi sắc
  • Tiền đang đổ về châu Á