Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng trong chi tiêu cho đầu tư hạ tầng giao thông ở Đông Nam Á sẽ ở mức 32 tỷ USD

tinkinhte.comMột nghiên cứu mới của KPMG đã dự báo khu vực Đông Nam Á sẽ đầu tư khoảng 32 tỷ Đôla Mỹ vào hạ tầng giao thông trong vòng khoảng 5 năm tới từ 2010 đến năm 2014. Nghiên cứu này đã dùng phương pháp ngoại suy trên cơ sở mức chi tiêu hiện tại cho hạ tầng của mười nền kinh tế chính của Đông Nam Á với các mức tăng trưởng khác nhau cho từng quốc gia. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư của từng nước sẽ có thể còn vượt quá mức tăng trưởng đầu tư dự kiến. 

Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam được dự đoán là sẽ có mức tăng trưởng bình quân hàng năm của chi tiêu đầu tư hạ tầng giao thông cao nhất trong khi Philippin và Singapore được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng dương nhưng khiêm tốn ở mức dưới 2%. 

Ông Julian Vella - Trưởng bộ phận Cơ sở hạ tầng toàn cầu của KPMG tại Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Với nhu cầu đầu tư lớn như vậy trong vòng 5 năm tới, nhiều chính phủ trong khu vực vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho nhu cầu này. Đầu tư khu vực tư nhân có thể là một giải pháp nếu các nhà đầu tư chứng tỏ được khả năng đem lại giá trị của họ. Đây là một cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư cũng như các nhà thầu hạ tầng khu vực tư nhân với kỹ năng, nguồn lực và năng lực của mình để tạo nên đường hướng chiến lược phát triển đúng đắn cho khu vực”. 

Báo cáo của KPMG cũng chỉ ra bốn quốc gia Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái lan sẽ tiếp tục chiếm mức 80% tổng đầu tư trong toàn khu vực; tuy nhiên các thị trường như Việt Nam và Campuchia được dự báo sẽ có mức tăng trưởng cao nhất khu vực. 

Nếu các dự án hạ tầng được thực hiện thông qua các mô hình chặt chẽ như mô hình công tư hợp doanh, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích về mặt phân bổ rủi ro và chi phí giữa các bên tham gia tốt hơn. Tuy nhiên, với các thị trường còn tương đối mới mẻ với qui trình này thì việc thiết lập mô hình công tư hợp doanh có thể mất nhiều thời gian hơn và khó có khả năng đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn ví dụ như kích cầu cho nền kinh tế. Các đối tác khu vực tư nhân sẽ luôn luôn muốn đảm bảo rằng các khoản đầu tư của họ phù hợp với nhu cầu dài hạn của quốc gia và đem lại lợi nhuận trong suốt vòng đời của dự án. 

Trong một dự án được Ngân hàng thế giới World Bank tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã công bố khung mô hình công tư hợp doanh đối với Việt Nam. “Khung mô hình này có tiềm năng trở thành sợi dây liên kết vốn đang bị thiếu giữa nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và khả năng cung cấp nguồn vốn, các giải pháp tiên tiến và hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân” – ông Lieven Jacquemyn, Giám đốc khu vực thuộc Bộ phận hạ tầng của KPMG cho biết. 

(Theo Mai Hương // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Trung Quốc lấy lại phong độ tăng trưởng kinh tế
  • Nhật Bản: Có tiền chưa chữa được tật
  • Ấn Độ, cường quốc kinh tế đang trỗi dậy
  • Hiệp định hạt nhân bí mật Mỹ-Nhật ra đời như thế nào?
  • Trung Quốc “trình làng” tàu cao tốc nhanh nhất thế giới
  • Ấn Ðộ hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân
  • Philippines nỗ lực ổn định tình hình sau vụ thảm sát
  • Ấn Độ: Giá lương thực tăng kỷ lục trong vòng 10 năm qua