Ðặt tỉnh Maguindanao trong tình trạng thiết quân luật, bắt giữ 529 người, thẩm vấn 250 nghi can và cách chức hàng loạt quan chức địa phương liên quan vụ thảm sát đẫm máu ngày 23-11 vừa qua... là những biện pháp mạnh Chính quyền Manila áp dụng nhằm ổn định lại tình hình khu vực bất ổn ở miền nam đất nước, chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử mới.
Ðã hơn nửa tháng sau khi xảy ra vụ thảm sát ở tỉnh Maguindanao làm gần 60 người chết (có nguồn tin nói 64 người), trong đó có 30 nhà báo, "dư chấn" mà nó để lại trong dư luận Philippines vẫn nặng nề. Giới chức hữu quan nhận định vụ thảm sát "được tổ chức rất kỹ lưỡng". Khoảng 100 tay súng đã mai phục một đoàn gồm sáu xe chở các nhà báo, thân nhân và những người ủng hộ Phó Thị trưởng thị trấn Buluan E.Mangudadatu đang trên đường đi đăng ký tranh cử, chặn bắt rồi dồn họ đến một địa điểm hẻo lánh, sau đó dùng súng trường M-16 xả đạn vào họ hoặc tiến công họ bằng dao rựa, rồi vùi xác những người xấu số xuống ba mồ chôn đã được đào sẵn. Theo ông J.Dureza, Cố vấn của Tổng thống về xung đột bạo lực trên đảo Mindanao, đây là "vụ thảm sát dân thường kinh hoàng nhất trong lịch sử Philippines".
Nhà chức trách Manila lập tức tiến hành hàng loạt biện pháp mạnh, trong đó lần đầu trong 28 năm qua, Tổng thống Gloria Arroyo áp đặt lệnh thiết quân luật tại Maguindanao nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy và bảo vệ dân thường. Quyết định trên được đưa ra sau khi Chính phủ nhận được các báo cáo cho biết, nhiều nhóm vũ trang đang tập trung trong khu vực để chuẩn bị phát động một cuộc tiến công lớn sau vụ thảm sát nói trên. Quân đội Philippines đã thực hiện lệnh bắt Tỉnh trưởng Maguindanao Andan Ampatuan cùng con trai ông này là Thị trưởng Datu Unsay Dandi Ampatuan. Phó Tỉnh trưởng Maguindanao là Armas Ampatuan, thành viên gia đình Ampatuan, cũng bị bắt sau khi cảnh sát phát hiện vũ khí cất trong nhà y. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng và quyền Tham mưu trưởng quân đội Philippines được điều động đến Maguindanao để giám sát hoạt động truy bắt thủ phạm. Chính phủ Philippines thông báo sẽ thay toàn bộ 1.092 cảnh sát ở ba thị trấn thuộc tỉnh Maguindanao. Một ủy ban độc lập mới được thành lập nhằm giám sát việc giải giáp các lực lượng vũ trang riêng của gia đình Ampatuan (xuất hiện từ năm 2001 và đến nay vẫn là mối đe dọa lớn đối với tỉnh Maguindanao). Quân đội tiến hành truy bắt hơn 3.000 tay súng trung thành với gia tộc Ampatuan đang ẩn náu để chuẩn bị thực hiện các hoạt động chống Chính phủ. Ðến nay, tình trạng thiết quân luật đã được dỡ bỏ tại tỉnh Maguindanao, tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn được áp đặt tại tỉnh này với khoảng 4.000 binh sĩ được duy trì nhằm bảo đảm luật pháp và trật tự.
Tỉnh Maguindanao là một phần của đảo Mindanao, miền nam Philippines, được thành lập theo một thỏa thuận hòa bình ký năm 1996 giữa Chính phủ Philippines và các tay súng Hồi giáo ly khai. Tại khu vực này, các phe cánh Hồi giáo nắm quyền điều hành và có lực lượng vũ trang riêng, thường nằm ngoài sự kiểm soát của Chính phủ. Dư luận cho rằng, vụ thảm sát ngày 23-11 liên quan cuộc bầu cử địa phương vào năm tới, trong đó, ông E.Mangudadatu tranh cử chức Tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao bị xem là "cái gai" đối với gia đình Ampatuan thống trị tỉnh này. Do Ampatuan cha đã chuẩn bị cho con trai lên kế nhiệm chức Tỉnh trưởng Maguindanao, nên trước khi xảy ra vụ thảm sát, ông E.Mangudadatu bị đe dọa "chặt ra từng mảnh nếu cố tình thách thức quyền thống trị của gia đình Ampatuan". Bộ trưởng Tư pháp Philippines Agnes Devanadera khẳng định, có bằng chứng cho thấy Dandi Ampatuan chính là người ra lệnh và là một trong những người chặn đoàn xe rồi sát hại các nạn nhân. Dự kiến, sẽ có mười nhân chứng là những người may mắn sống sót trong vụ thảm sát ra làm chứng trước tòa về việc họ đã nhìn thấy Dandi Ampatuan dẫn đầu nhóm người có vũ trang, trong đó có cả cảnh sát, chặn đoàn xe của gia đình ông E.Mangudadatu. Người phát ngôn của Tổng thống nhấn mạnh, đây không đơn giản là sự thù hận giữa các phe phái kình địch, mà là một hành động cực kỳ phi nhân đạo, hủy hoại hình ảnh đất nước Philippines.
Trong khi các biện pháp an ninh cần thiết tiếp tục được tiến hành ở miền nam Philippines, các cuộc đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và các tay súng Hồi giáo trung thành với gia tộc Ampatuan vẫn chưa dứt. Tại tỉnh Basilan, nhà chức trách kêu gọi Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp và Chính phủ điều động khoảng 2.000 binh sĩ để duy trì an ninh tại tỉnh này sau khi 31 tù nhân, trong đó có nhiều tay súng Hồi giáo Abu Sayyaf trốn khỏi một nhà tù và tiến hành nhiều hoạt động khủng bố. Tại đảo Mindanao cũng xảy ra vụ bắt cóc 75 con tin tại một trường tiểu học. Các chuyên gia phân tích cho rằng, bạo lực có thể tiếp diễn từ nay cho đến khi cuộc bầu cử QH Philippines được tổ chức vào tháng 5-2010.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Những năm gần đây, Ấn Ðộ chú trọng dành ngân sách đầu tư hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, trong đó ưu tiên tăng cường khả năng chiến đấu trên biển và trên không.
Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này có thể cân nhắc việc nhập khẩu để ứng phó với tình trạng giá cả lương thực trong nước tăng cao, khi số liệu của chính phủ cho thấy giá cả đã tăng hơn so với năm ngoái gần 20% - mức tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ qua.
Ông Pornlert Prompanya nhớ lại khung cảnh làng quê Sop Ruak, miền bắc Thái Lan, khi vùng sông Mekong còn nguyên sơ, dân làng tắm dọc bờ sông, chợ búa bán đầy đặc sản rừng núi, ngư dân luôn kiếm được đầy giỏ cá tôm.
Viện Địa chấn học và Núi lửa Philippines (PIVS) ngày 20-12 đã nâng mức cảnh báo núi lửa Mayon phun trào, từ báo động cấp 3 lên cấp 4. Điều này đồng nghĩa với việc Mayon có thể sẽ phun trào dữ dội trong vài ngày tới, sớm hơn dự báo trước đó của các nhà nghiên cứu núi lửa.
Theo nguồn tin báo giới, Trung Quốc vừa thông báo tạm thời áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng ốc vít nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) ngay sau khi EU triển hạn áp thuế chống bán phá giá 16,5% đối với giày mũ da nhập từ Trung Quốc.
Theo tin đưa ngày 28/12/2009, lợi nhuận trong ba tháng vừa qua của các công ty ngành công nghiệp Trung Quốc đã cao hơn thời kỳ trước cuộc khủng hoảng. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế của nước này đang mạnh lên và là kết quả của gói kích thích tài chính và tăng trưởng tín dụng ở mức cao kỷ lục.
Cuối tuần qua, Pakixtan đã lâm vào nguy cơ căng thẳng chính trị mới. Cho dù, ngày 18-12, chính quyền Pakixtan đã bác bỏ tin đồn đảo chính nhưng sự kiện Tòa án tối cao nước này trước đó (ngày 16-12), tuyên bố bãi bỏ "Sắc lệnh miễn truy tố các quan chức cấp cao của chính phủ" đã khiến lo ngại về bất đồng sẽ gia tăng trong nội bộ quốc gia Nam Á này ngày một hiện rõ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.