Giám đốc Mạng lưới các tổ chức NGO CURB Thái-lan, ông Songkran Pakchokdee cho biết, mặc dù Chính phủ Thái-lan cho rằng nguồn thu được từ nhiều loại thuế đánh vào rượu, bia sẽ giúp có thêm ngân sách để thúc đẩy nền kinh tế, xã hội của Thái-lan. Thực tế, với nguồn thuế thu được từ 200 tỷ baht (khoảng 5,9 tỷ USD) mà người dân nước này chi cho uống rượu, bia so với thiệt hại 350 tỷ baht (hơm 10 tỷ USD) mỗi năm do nguyên nhân từ rượu, bia, như thiệt hại về người và của trong các tai nạn giao thông do lái xe say xỉn, chi phí chữa bệnh phát sinh từ lạm dụng rượu, bia. Ông trích dẫn, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo nếu một nước không thể kiểm soát mức tiêu thụ rượu đối với công dân của mình, nền kinh tế của nó sẽ không phát triển được. Ở Thái-lan cứ một baht thu được từ thuế rượu, bia, riêng ngân sách chính phủ phải chi hai baht để khắc phục những hậu quả của nó gây ra, chưa tính đến những khoản thiệt hại lớn hơn nhiều của dân chúng.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rượu, bia của Thái-lan Thaksaphon Thamarangsi cho biết, trung bình mỗi người Thái-lan uống khoảng 6 đến 7 lít rượu một năm, cao hơn trung bình ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tỷ lệ thanh, thiếu niên uống rượu gia tăng. Nhiều cửa hàng bán loại cocktail mushrooming (có pha rượu) là đồ uống đang lôi kéo được nhiều học sinh, sinh viên Thái-lan ưa dùng.
Đại diện cảnh sát Thủ đô thừa nhận rằng, nhiều loại cocktail bán tai nhiều cửa hàng gần trường học pha qúa nhiều rượu, làm cho nhiều học sinh say xỉn. Mỗi tháng cảnh sát đột kích khoảng 400 cửa hàng như vậy, nhưng chỉ được phạt tiền 2.000 baht, nếu chủ cửa hàng là người nước ngoài và 500 baht, nếu chủ là người địa phương. Cảnh sát không có thẩm quyền buộc đóng những địa điểm kinh doanh đó.
Tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Thái-lan, Sanan Kajornprasart là Chủ tịch Ủy ban chính sách Quốc gia về rượu, bia nói rằng, sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn trong chính sách rượu, bia trong tháng 10 này. Tuy nhiên, chưa thấy các biện pháp gắt gao nào được Ủy ban đưa ra. Trên trang web của mình, Thủ tướng Thái-lan Abhisit Vejjajiva tuyên bố rằng, ông muốn giải quyết vấn đề chống rượu, bia càng sớm càng tốt.
Chủ tịch PSCPMCD Kraisak Choonhavan hứa, ông sẽ gửi thư kèm theo bản dự thảo các biện pháp hạn chế rượu, bia, để kêu gọi tất cả các uỷ ban khác của QH cùng yêu cầu ông Sanan và Abhisit xem xét vấn đề này.
Thái-lan tiến hành chính sách hạn chế uống rượu bia từ năm 2001, với nhiều biện pháp cụ thể. Các sắc thế đánh vào loại đồ uống này tăng từng năm. Không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi. Tất cả các cửa hàng, quán xá chỉ được bán và phục vụ rượu bia từ 11 giờ đến 13 giờ và sau 17 giờ, nhiều ngày lễ, ngày tết cấm bán rượu bia. Số lượng rượu, bia bán ra đã giảm khoảng 20 % trong những năm qua. Chính sách này đặc biệt đạt kết quả trong việc giảm số lượng các vụ tai nạm giao thông. Những năm trước, tuần nghỉ tết Songkran thường có hơn hai nghìn người chết trong các vụ tai nạn giao thông. Mấy năm gần đây chỉ còn khoảng gần 500 người chết trong dịp này. Năm 1995 ở Thái-lan có 16.727 người chết vì tai nạn giao thông (phần lớn do lái xe say xỉn gây ra), năm 2008 còn 11.267 trường hợp. Số lượng các vụ tai nạn giảm từ 124.530 vụ, bị thương 94.164 người trong năm 2004, xuống còn 88.713 vụ và 71.148 bị thương trong năm 2008.
(Theo Nhan dan)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com