Suy giảm sản lượng xe hơi là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy tác động của thảm họa ở Nhật Bản với kinh tế Mỹ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Sản lượng xe hơi ngày càng sụt giảm, giữa lúc các nhà máy lắp ráp vật lộn với tình trạng trạng thiếu nguồn cung linh kiện do ảnh hưởng của trận đất, sóng thần khủng khiếp hôm 11/3 ở Đông Bắc Nhật Bản, có thể gây tổn hại tới đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 2/2011.
Theo số liệu công bố ngày 17/5 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), tình trạng gián đoạn chuỗi cung linh kiện do thảm hoạ thiên tai ở Nhật Bản đã khiến sản lượng xe hơi của Mỹ giảm 8,9% trong tháng 4/2011. Hậu quả này đã làm cho ngành chế tạo của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm tháng đầu tiên trong 10 tháng qua.
Giới phân tích lo ngại rằng sản lượng xe hơi, vốn đóng góp tới 1,4 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 1/2011, có thể tiếp tục suy yếu trong quý 2 năm nay. Một số thể chế tài chính, trong đó có ngân hàng Đức Deutsche Bank, đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 2/2011.
Nhà kinh tế cao cấp Carl Riccadonna, thuộc Chi nhánh New York của Deutsche Bank, nhận xét: "Sản lượng công nghiệp của Mỹ đang có xu thế chững lại khi chỉ ghi nhận mức tăng 0% trong tháng Tư. Dự kiến, tăng trưởng sản lượng công nghiệp quý 2 có thể mất 0,5-0,75 điểm phẩn trăm so với dự báo trước đó."
Trước khi các số liệu về sản lượng công nghiệp được công bố ngày 17/5, Deutsche Bank dự báo GDP của Mỹ trong quý 2/2011 sẽ tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức giảm 1,8% trong quý 1.
Chuyên gia Riccadonna nói: "Chúng tôi đã hạ nửa điểm phần trăm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này xuống 3,2% trong quý 2/2011. Tuy vậy, mức hạ này còn thấp vì các hoạt động chế tạo khác vẫn sẽ tăng trưởng."
Theo các nhà kinh tế, suy giảm sản lượng xe hơi là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy tác động của trận động đất kèm sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng Ba vừa qua đối với kinh tế Mỹ có thể lớn hơn dự kiến ban đầu.
Tháng trước, Chủ tịch FED Ben Bernanke nhận xét tác động đó chỉ là "vừa phải và tạm thời." Song, các nhà kinh tế cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung linh kiện ôtô từ Nhật Bản có thể tiếp tục kéo dài và chỉ bắt đầu dịu đi sớm nhất là vào tháng 8/2011.
Hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể cho thấy số lượng linh kiện xe hơi do Nhật Bản chế tạo được sử dụng trong các nhà máy láp ráp ôtô ở Mỹ.
Theo chiến lược gia Howard Simons, thuộc hãng nghiên cứu Bianco Research có trụ sở tại Chicago (Mỹ), Nhật Bản hiện chiếm gần 1/3 tổng sản lượng linh kiện được sử dụng trong ngành chế tạo ô tô toàn cầu, với ngành sản sản xuất xe hơi của Mỹ dựa nhiều vào nguồn cung linh kiện từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, tác động từ sự gián đoạn chuỗi cung nói trên có thể sẽ được bù đắp nhờ sự tăng trưởng khởi sắc của ngành xuất khẩu. Một phần của đà tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ được thúc đẩy nhu cầu tái thiết của Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 172,7 tỷ USD trong tháng 3/2011.
Theo đánh giá của nhà kinh tế cấp cao Chris Christopher, thuộc hãng IHS Global Insight, ngành chế tạo, ngoại trừ lĩnh vực ôtô, sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ xuất khẩu mạnh mẽ, nhu cầu chi tiêu cho trang thiết bị của giới doanh nghiệp gia tăng và tích trữ trong các chuỗi cung ở Mỹ hiện còn thấp.
Ông Christopher lưu ý đồng USD yếu và đà tăng trưởng mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi cũng đang hỗ trợ cho ngành xuất khẩu của Mỹ. Hơn nữa, sự gián đoạn nguồn cung linh kiện từ Nhật Bản cũng làm giảm nhập khẩu vào Mỹ và thu hẹp thâm hụt mậu dịch của nước này.
Trong một diễn biến liên quan, FED mới đây cho hay mặc dù thị trường lao động Mỹ đang dần cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ vẫn ở mức cao là 7,6-7,9% vào cuối năm 2012. Theo dự tính của FED, tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ vào khoảng 8,4-8,7%.
Trong khi đó, bất chấp giá năng lượng và lương thực cao tại thị trường trong nước, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FORM) thuộc FED tại cuộc họp ngày 26-27/4 cho rằng lạm phát cao hiện nay chỉ là tạm thời và triển vọng lạm phát trong dài hạn vẫn ổn định. Song, FORM đã nâng dự báo lạm phát năm 2011 lên 2,1-2,8%. Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 3,2% trong tháng 4/2011, trong khi lạm phát chủ chốt - không tính giá lương thực và năng lượng - tăng 1,3%.
FORM cho hay sẽ vẫn duy trì lãi suất siêu thấp ở mức 0-0,25% thêm một thời gian nữa và sẽ hoàn tất chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD vào tháng 6 tới như kế hoạch đề ra.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trang sức vàng đang được người đầu tư Trung Quốc ưa chuộng như một kênh đầu tư chống lạm phát, nhưng kim cương và đá quý mới được dự báo là mặt hàng “nóng” ở các quầy trang sức của nước này trong thời gian tới, theo hãng tin CNBC.
Tổng thư ký điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, ông Xu Ningning vừa cho biết thương mại và đầu tư giữa hai bên đã và đang tăng nhanh và phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Theo Chỉ số Động lực Kinh tế của các nước châu Á đang phát triển do hãng tin tài chính Bloomberg công bố, Trung Quốc đứng đầu trong số 22 nền kinh tế châu Á mới nổi về khả năng duy trì tăng trưởng ổn định và nhanh chóng trong vòng 5 năm tới.
Bản báo cáo của Hội đồng vàng Quốc tế tại London cho biết, quý I năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 90,9 tấn vàng, tăng 123% so với con số 40,7 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Miền Trung Trung Quốc đang trải qua đợt khô hạn nặng nề nhất trong hơn 50 năm qua, khiến lượng nước trong các hồ chứa giảm mạnh, ảnh hưởng đến trồng trọt và đe dọa nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng trong mùa Hè này.
Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Ấn-Phi lần II sẽ diễn ra vào ngày 24-5 và 25-5 tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, Đông Phi. 15 nguyên thủ các nước châu Phi và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ thảo luận nhiều chủ đề quan trọng bao gồm năng lượng, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Lạm phát cao của Ấn Độ và Trung Quốc đang khiến nhiều người lo lắng, sự chênh lệch thu nhập ngày càng nghiêm trọng có thể khiến hai gã khổng lồ của châu Á này trong vài năm tới sẽ sớm phải tạm biệt những kỷ lục tăng trưởng hoàn mỹ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.