Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục hối thúc khu vực đồng euro (eurozone) giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng chính nhà nước và các chính quyền địa phương nước này lại đang mang nợ chồng chất.
Theo thẩm định của Ngân hàng Standard Chartered (Anh), nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28.000 tỷ NDT (tương đương 3.200 tỷ euro), chiếm 68% GDP. Điều đáng lo ngại hơn là ngành ngân hàng Trung Quốc đang phải hứng chịu đến 9.000 tỷ NDT nợ khó đòi, tương đương 22% GDP của Trung Quốc. Kinh tế toàn cầu sẽ đi về đâu khi tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chững lại và đến lượt Bắc Kinh bị vỡ bong bóng đầu cơ địa ốc?
Mới đây, tại Hội nghị Tài chính Quốc tế ở London, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Trung Quốc đã mạnh dạn tuyên bố "Bắc Kinh không thể mua lại nợ có mức độ rủi ro cao của bất kỳ nước thành viên eurozone nào nếu các nhà lãnh đạo châu Âu không thông báo rõ ràng về đường lối giải quyết khủng hoảng". Tuy nhiên, trong lúc đó thì nhiều quan chức nghiên cứu tài chính quốc tế bày tỏ lo ngại rằng tốc độ tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc bắt đầu "hụt hơi".
Tại Trung Quốc, giới lãnh đạo chủ yếu dồn tiền vào khu vực địa ốc. Đối với tư nhân, mua nhà luôn là giải pháp tối ưu để đề phòng lạm phát. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra đối với các Cty nhà nước và giới ngân hàng khi giá nhà đất chững lại như trong 6 tháng gần đây - kể cả tại một số thành phố lớn của Trung Quốc - và mối đe dọa "vỡ bong bóng địa ốc" ngày càng rõ nét? Theo ông Victor Shil - Giáo sư trường Đại học Northwestern (Chicago), chuyên gia về kinh tế Trung Quốc - do các Cty nhà nước Trung Quốc được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi của các ngân hàng càng cao. Một nhân vật có uy tín khác từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng Trung Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp".
Các chuyên gia đang rất lo ngại vì kinh tế Trung Quốc
Tình trạng nợ nần tại nước này còn nguy ngập hơn cả ở Mỹ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển, đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước được cấp nhiều vốn nhưng lại làm ăn kém hiệu quả. Cuối năm 2010, do lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát nên chính quyền trung ương đã cho tiến hành một cuộc kiểm toán. Theo đó, nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du lịch của các tỷ phú Trung Quốc.
Bên cạnh vấn đề nợ công, Trung Quốc đang phải đau đầu giải quyết tình trạng lạm phát trước viễn cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng trong năm 2011 và 2012 của Trung Quốc sẽ chỉ khoảng 9% do tác động dây chuyền từ những khó khăn của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tỷ lệ lạm phát vẫn cao hơn so với mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra. Từ mùa thu năm 2010, Trung Quốc liên tục siết lại chính sách tiền tệ, giới hạn mức cấp tín dụng để "hạ nhiệt giá cả thị trường, kể cả trong lĩnh vực địa ốc. Trong 9 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ba lần tăng lãi suất. Với nguồn tín dụng "hạn hẹp" hơn, các doanh nghiệp tư nhân khó đi vay hoặc phải trả lãi lên tới 70%. Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa.
Tuy vẫn còn quá sớm để cho rằng đến lượt kinh tế Trung Quốc bị khủng hoảng, nhưng đối với một đất nước phải nuôi sống gần 1,5 tỷ dân thì chỉ cần cỗ máy kinh tế chạy chậm lại cũng đủ để các lãnh đạo ở Bắc Kinh đau đầu. Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ công và khủng hoảng ngành ngân hàng càng làm tăng áp lực lên một chính quyền sắp chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới. Theo giới chuyên gia kinh tế, từ nhiều năm nay, các trung tâm nghiên cứu kinh tế và các tập đoàn đầu tư quốc tế đã bắt đầu lo ngại về một kịch bản suy trầm tại Trung Quốc. Tình hình đã trở nên rõ nét hơn từ hai tuần qua, khiến cho những tổ chức từng đưa ra dự báo lạc quan nhất cũng đều đồng ý là kinh tế Trung Quốc sẽ suy thoái và khủng hoảng.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Xin giới thiệu loạt bài viết của John Kao - Chủ tịch Viện Cách tân Quy mô Lớn (ILSI), Mỹ – nói về sự cách tân của Trung Quốc, kết quả của chuyến làm việc của ông tại Trung Quốc vừa qua. Loạt bài này sẽ lần lượt giới thiệu về nỗ lực cách tân của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong thế giới.
Tờ "Thời báo Chủ Nhật" của Anh đưa tin Trung Quốc có một "cam kết bí mật" nhằm hỗ trợ khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) để đổi lấy các cải cách về ngân sách và cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực công, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ vẫn đang tiếp diễn tại khu vực này.
Theo Hãng truyền thông quốc gia Australia (ABC), báo cáo mới được Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học liên bang Australia (CSIRO) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố cho thấy với tốc độ khai thác hiện nay, khu vực châu Á sẽ cạn kiệt gỗ trong vòng chưa đầy 30 năm tới.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo học sinh tại các trường tiểu học và trung học công lập của nước này sẽ được miễn học phí hoàn toàn kể từ niên khóa 2012.
Hãng sản xuất máy bay Boeing hy vọng sự bùng nổ của các thị trường hàng không ở châu Á và Trung Đông sẽ là "cứu cánh" trong thời buổi hãng phải đối mặt với những bất ổn kinh tế tại Mỹ và châu Âu, hai thị trường được đánh giá trụ cột trong nhiều năm qua.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.