Thành phố ma, sân bay vắng lặng, đường cao tốc chẳng tới đâu là những câu chuyện nổi bật thường dẫn tới mối quan tâm tới những vấn đề đang được thảo luận như bong bóng đầu tư của Trung Quốc, nợ xấu/nợ công và một cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc quốc gia.
Không ai có thể phủ nhận rằng một số trong những lo lắng trên là chính đáng. Gói chi tiêu đầu tư khổng lồ 4.000 tỷ nhân dân tệ nhanh chóng được triển khai để đáp lại cuộc khủng hoảng tài chính và sự tích lũy vay mượn lớn của chính quyền địa phương thông qua các kênh đầu tư khác nhau không thể tránh khỏi sự lãng phí, không hiệu quả, phân bổ sai nguồn lực vốn thường gắn liền với các khoản đầu tư công.
Mặt khác, không thể có được bức tranh toàn diện về Trung Quốc bằng việc chỉ nhìn vào một thành phố hoặc một khu vực. Trung Quốc là nước phát triển nhanh chóng với các khu vực rộng lớn và phân hóa ở những giai đoạn phát triển khác nhau.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở quy mô lớn trong thập kỷ qua rõ ràng là đã cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tính cạnh tranh quốc gia. Cũng là công bằng khi nói rằng Trung Quốc đã không trở thành nhà máy sản xuất của thế giới hoặc liên tiếp xếp hạng trong những điểm đến hàng đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu không có trình độ cơ sở hạ tầng phù hợp.
Nhưng có phải Trung Quốc đang đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng không? Câu trả lời ngắn gọn là: Không hẳn.
Có phải Trung Quốc đang đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng không? |
Trên thực tế, những câu hỏi như "đầu tư quá mức và quá năng lực" đã là đối tượng của những cuộc tranh luận sôi nổi của các học giả kể từ năm 2003. Mặc dù có sự khác biệt giữa các ngành, các khu vực và loại sở hữu, các nghiên cứu không thấy có bất kỳ chứng cứ nào về sự suy giảm đáng kể trong tỷ lệ thu hồi vốn - một biện pháp điển hình để đánh giá hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra, tổng lượng vốn tại Trung Quốc, bình quân đầu người hoặc lao động, ít hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phát triển lớn, biện minh cho việc đầu tư nhiều hơn.
Cũng có chút ít nghi ngại rằng tại nhiều khu vực, Trung Quốc có nhiều khoảng trống dành cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng thêm nữa, có thể kể đến như quản lý nước và rác thải, trạm điện. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng thì không chỉ là đường sắt, đường bộ hoặc cảng. Cơ sở hạ tầng mền, ví dụ như như đầu tư để nâng cao y tế và phúc lợi xã hội, các cơ sở văn hóa và giải trí cũng cần thiết hơn nhiều.
Mức tăng trưởng, đô thị hóa nhanh và dân số lớn hướng đến không chỉ nhu cầu nâng cấp cải thiện cơ sở hạ tầng hơn nữa mà cả những lợi ích và lợi nhuận từ cơ sở hạ tầng đạt được so tính kinh tế của quy mô.
Khi đi du lịch dọc tỉnh miền nam Giang Tô và Thượng hải trong kỳ nghỉ nhân ngày quốc tế lao động, tôi không thể không bị ấn tượng bởi hệ thống đường sắt cao tốc và mạng lưới đường cao tốc nội bộ và liên vùng cũng như những gì mà nó mang lại cho kinh doanh và các hộ gia đình. Chúng không chỉ giảm chi phí giao thông và sự tắc nghẽn trong thành phố, tạo điều kiện cho hậu cần và phân phối mà còn cho phép sự huy động sản phẩm và lao động lớn hơn, tự do du lịch giải trí nhiều hơn và ngược lại thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Hình 1: Chất lượng cơ sở hạ tầng theo từng nước | |
Hong Kong Đức Singapo Anh Nhật Bản Mỹ Đài Loan Hàn Quốc Nga Trung Quốc Braxin Indonesia Ấn Độ | |
Lưu ý: Trong quy mô (1) = phát triển kém và không hiệu quả và (7) = trong số những nước tốt nhất trên thế giới. Nguồn: Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu Diễn đàn Kinh tế TG, 2010-2011. |
Ngoài ra, các nguồn lực thì có sẵn và đôi khi biện giải cho các khoản đầu tư "hướng tới tương lai" vào cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị. Về cơ bản, tăng trưởng đầu tư cao và bền vững của Trung Quốc được hỗ trợ bởi lượng lớn tiền tiết kiện và một nguồn cung lao động tương đối trẻ và dồi dào. Cả hai điều này sẽ bắt đầu chuyển biến trong bối cảnh dân số già đi nhanh chóng.
Vì vậy vấn đề thực sự cần quan tâm nhiều rất có thể không phải về số lượng mà về chất lượng các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc (Hình 1). Sự thiếu hiệu quả và lãng phí đã được bàn đến trước đó không phải là miễn phí. Rút cục thì chính các hộ gia đình Trung Quốc - với mức tăng trưởng thu nhập thấp hơn rất nhiều hoặc âm so với GDP danh nghĩa hoặc tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp hoặc mức thu hồi vốn rất thấp với khoản tiền kiệm của họ, mới là người phải trả những chi phí đó.
Với lãi suất tiền gửi quy định và thiếu các cơ hội hạng mục đầu tư dưới một tài khoản vốn hạn hẹp, rất nhiều hộ gia đình không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc ủng hộ vay mượn với chi phí vốn thấp.
Để giải quyết được vấn đề dễ dàng thì Trung Quốc buộc phải đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc cải cách dựa trên thị trường, đặc biệt là phải để nhân tố giá - chi phí vốn cũng như chi phí lao động, năng lượng và môi trường, phản ánh thực sự sự khan hiếm các nguồn lực.
---------------------------------------------
Tác giả: Nguyễn Tuyến // Theo FT//VEF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com