Trung Quốc sẽ tài trợ một khoản vay cho tập đoàn khí đốt quốc gia Turkmengaz của Turkmenistan để khai thác mỏ khí đốt khổng lồ tại nước này.
Theo đó, Turkmengaz sẽ nhận được khoản vay trị giá 4 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để phát triển dự án mỏ khí đốt ở vùng Nam Yolotan – Osman.
Turkmengaz đã ký thỏa thuận hợp tác ba bên với Công ty dầu khí quốc gia Petrochina và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Theo đó, Turkmengaz sẽ trả nợ cho Trung Quốc dưới hình thức cung cấp khí đốt cho nước này.
Đây là lần thứ hai Turkmengaz nhận được khoản vay từ Trung Quốc. Khoản vay thứ nhất Turkmengaz nhận được trị giá 4 tỷ USD vào năm 2009.
Turkmengaz sẽ hợp tác với các công ty nước ngoài để phát triển dự án khai thác mỏ khí đốt tại Turkmenistan. Các công ty đó bao gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), tập đoàn LG International và Hyundai của Hàn Quốc và các tập đoàn dầu khí từ các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Mỏ khí đốt ở vùng Nam Yolotan – Osman được bắt đầu khai thác vào năm 2007. Theo dự kiến bao đầu, trữ lượng khí đốt của mỏ này từ 4-14 nghìn tỷ m3. Giữa năm 2010, Turkmenistan đã nâng dự đoán trữ lượng khí đốt của mỏ lên 16 nghìn tỷ m3. Trong khi đó, trữ lượng khí đốt của mỏ Shtokman, một trong những mỏ khí đốt lớn của Nga, theo ước tính chỉ đạt 4 nghìn tỷ m3.
Tháng 12/2009, Ashgabat đã bắt đầu xuất khẩu khí đốt qua đường ống Turkmenistan – Uzbekistan – Kazakhstan – Trung Quốc. Đường ống này có công suất đạt 30 tỷ m3 nhiên liệu. Trong năm 2012, Turkmenistan dự kiến sẽ tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc lên tới 40 tỷ m3/năm.
Theo tờ Interfax, Turkmenistan cũng đang chuẩn bị xây dựng đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan - Afghanistan - Pakistan - Ấn Độ.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới Barrick Gold đã đánh bại đối thủ Trung Quốc trong thương vụ mua lại mỏ đồng lớn nhất châu Phi từ hãng Equinox Minerals (Úc).
Cùng với sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi, G20 bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển ngày càng thay thế G7 do các nước phát triển hợp thành, trở thành sân chơi mới lãnh đạo sự hợp tác kinh tế toàn cầu. Một báo cáo nghiên cứu kêu gọi, châu Á gồm cả hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ nên phát huy vai trò lớn hơn trên sân chơi toàn cầu này.
Trung Quốc "đói khát" năng lượng, đẩy mạnh chương trình xây đập nước trên thượng nguồn sông Brahmaputra ở Tây Tạng, gây lo ngại về một cuộc chiến nước trong tương lai.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.