Sự tăng trưởng kinh tế ở cả Trung Quốc và Ấn Độ là rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp châu Âu và sự phục hồi kinh tế còn rất mong manh ở cả hai đầu tàu Mỹ và Nhật Bản.
Theo các chuyên gia kinh tế, hai "gã khổng lồ" này sẽ khiến nền kinh tế thế giới bớt ảm đạm hơn bằng cách đưa nền kinh tế trong nước trở lại đúng vị trí sau một giai đoạn sụt giảm mạnh. Dưới đây là bài viết của hai tác giả Amol Sharma và Bob Davis của The Walll street Journal.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang phải giải quyết sự sụt giảm kinh tế, tuy nhiên mỗi nước đều có những bước đi hoàn toàn khác nhau để giải quyết thách thức đó. Bắc Kinh có rất nhiều lựa chọn về tài chính và tiền tệ để phục hồi sự tăng trưởng trong khi Niu Đêli phải đưa ra những quyết định chính trị khó khăn để giải quyết tận gốc vấn đề này.
Sự tăng trưởng ở cả hai nước là cần thiết khi khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp châu Âu và sự phục hồi kinh tế còn rất mong manh ở Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc đang vật lộn với những vấn đề khó khăn một cách rất khác nhau. Trung Quốc không muốn mắc phải sai lầm một lần nữa trong cuộc bùng nổ bong bóng thị trường tài sản và dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Trong khi Ấn Độ đang phải vật lộn để tiến hành cải cách cấu trúc nền kinh tế, đã gặp nhiều thất bại trong những năm gần đây.
Kể từ năm 2000, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt khoảng 10%. Tuy nhiên, các nhà chức trách nước này đều thừa nhận họ không thể duy trì tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy. Quý I/2012, GDP đã giảm xuống còn 8,1%, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009 và theo dự báo con số này chỉ còn khoảng 7,5% trong quý II. Theo các chuyên gia, nếu cuộc khủng hoảng kinh tế tại khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục kéo dài hoặc các biện pháp thúc đẩy kinh tế được tiến hành một cách chậm chạp thì sự tăng trưởng của Trung Quốc còn giảm nhiều hơn nữa.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có nhiều sự lựa chọn để giải quyết tình trạng này tốt hơn thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008. Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế nước này không phụ thuộc quá nhiều vào ngành thương mại để tăng trưởng. Năm 2008, tăng trưởng thương mại chiếm 7,7% GDP nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,6%. Theo con số thống kê mới nhất, tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 2,2% trong tháng Sáu so với cùng kỳ năm ngoái. Với khoản nợ của Chính phủ ước tính chiếm 22% GDP. Trung Quốc có nhiều phương pháp khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong khi đối mặt với yêu cầu sụt giảm tăng trưởng nóng.
Điều này cũng được Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định trong cuộc họp chính phủ hôm 8/7 vừa qua, ông nhấn mạnh: "nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực sụt giảm mạnh nhưng nước này vẫn tiếp tục theo đuổi để thúc đẩy tăng trưởng".
Giám đốc dự án Luis Kuijs, một nhà chiến lược Hồng Công thuộc Viện nghiên cứu Fung toàn cầu cho biết: "Trung Quốc có nhiều điểm thuận lợi khi so với phần còn lại của thế giới, nước này sẽ thiên về việc lựa chọn biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế hơn là chờ đợi xem nó có thể diễn ra như thế nào".
Ở Trung Quốc, hầu hết các thành phần kinh tế lớn đều là các công ty quốc doanh, điều này có nghĩa là chính phủ có thể tiến hành những quyết sách kinh tế một cách dễ dàng hơn, trong khi nước này đang nỗ lực để thay đổi nền kinh tế dựa trên những cải tổ, tính cạnh tranh và thành lập thêm xí nghiệp tư nhân. 5 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đều là những ngân hàng quốc doanh, hiện đang nắm giữ khoảng 44% tài sản quốc gia và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ bỏ qua những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia về nghiệp vụ và những quy tắc ngân hàng cũng như sự điều phối của ngân hàng trung ương. Các công ty quốc doanh đã chiếm giữ mọi lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế như giao thông, năng lượng, điện, xây dựng và sản xuất thép. Để thúc đẩy yêu cầu về vật liệu và xây dựng giữa các ngành công nghiệp khác, chính phủ đã thông qua việc xây dựng hai nhà máy sản xuất thép và một vài dự án năng lượng.
Trên mặt trận tiền tệ, ngân hàng trung ương đã cắt giảm tỷ lệ lãi suất lần thứ hai lần trong vài tuần qua. Lần đầu tiên thực hiện chính sách này là vào tháng 12/2008 và lần thứ hai là hồi tháng 5/2012 nhằm giảm mức độ dự trữ của các ngân hàng thương mại. Trung Quốc có nhiều sự lựa chọn để thực thi biện pháp chính sách tiền tệ.
Một trong những thách thức đối với Trung Quốc là kiểm soát sao cho mọi thành viên của nền kinh tế không được phép làm sai nguyên tắc. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chính phủ chỉ đạo các xí nghiệp quốc doanh tăng cường sự cho vay. Kết quả là dòng tiền đã đổ vào cơ sở hạ tầng và dự án bất động sản gia tăng đáng kể, và điều này đã dẫn đến tình trạng việc tồn đọng nhiều khoản nợ xấu và tình trạng bong bóng bất động sản khiến chính phủ phải mất hai năm để nỗ lực xì hơi.
Trong khi đó, quốc gia láng giềng Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế tương tự, tuy nhiên quốc gia đông dân nhất thế giới này có ít giải pháp hiệu quả hơn so với Trung Quốc.
Niu Đêli đang cố gắng lấy lại tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5,3% trong quý I, con số thấp nhất trong vòng 9 năm qua. Thâm hụt ngân sách chiếm 5,8% GDP trong những năm tài khóa gần đây, vượt quá hạn ngạch cho phép là 4,6%. Nợ chính phủ chiếm 67,6% GDP.
Frederic Neumann, đồng chủ tịch nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC cho biết "chính phủ Ấn Độ đã quá mệt mỏi khi nhiều yếu tố của nền kinh tế cho thấy kinh tế toàn cầu đang sụt giảm. Không có lý lẽ tài chính nào để biện hộ cho việc chính phủ nên bơm thêm tiền cho nền kinh tế, do vậy phải chịu đựng sự sụt giảm này".
Thách thức chính của Ấn Độ là khuyến khích sự đầu tư trở lại của doanh nghiệp do tình trạng này đang rơi vào sự ảm đạm vì sự cảnh giác giữa công ty quốc doanh và nước ngoài về sự thay đổi của chính sách thuế và quy tắc kinh tế. Đồng nội tệ rupee hiện đang sụt giảm đáng kể so với USD trong những năm vừa qua, gia tăng mối lo ngại của các nhà đầu tư về sự thâm hụt tài khoản tương đối cao, chiếm đến 4% GDP. Sự sụt giảm của đồng rupee đã khiến giá trị hàng hóa nhập khẩu của các công ty Ấn Độ và các khoản vay nước ngoài càng tăng cao hơn.
Ngân hàng dụ trữ Ấn Độ trong tháng tư đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm qua để khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp. Ngân hàng trung ương cho biết cơ quan quản lý chính sách tiền tệ này không thể cắt giảm hơn nữa vì tỷ lệ làm phát đã ở mức cao- 7,6%.
Nhà kinh tế nghiên cứu về châu Á Rob Subbaraman của công ty chứng khoán Nomura cho biết, như đã nói ở trên đều cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ sụt giảm vì nó đã phát triển từ một nước thu nhập thấp lên đến thu nhập trung bình. Còn Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng và không bị sụt giảm.
Tháng trước, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi nhất thế giới (G-20), Trung Quốc đã cam kết đóng góp 43 tỷ USD, Ấn Độ cam kết đóng góp 10 tỷ USD nhằm giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng quỹ cứu trợ trị giá 430 tỷ USD (còn gọi là "bức tường lửa") để giúp các quốc gia đang chìm trong nợ nần cũng như đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế hai "gã khổng lồ" châu Á này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới bằng cách đưa đất nước họ trở lại đúng vị trí của nó trước khi bị rơi vào suy thoái./.
-----------------
Tác giả: Hằng Linh theo The Walll street Journal // Nguồn: Tuần Việt Nam
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com