Ông Bạc từng là một trong những chính trị gia hàng đầu ở Trung Quốc.
Trung Quốc coi vụ bê bối của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lại là một ví dụ điển hình về nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc răn đe và kiềm chế vấn nạn tham nhũng, hãng tin AP cho hay.
Trong bài phát biểu trước hội nghị lần thứ 22 của Nhóm Điều phối chống tham nhũng diễn ra ngày hôm 8/10, ông Hạ Quốc Cường, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, đã lấy vụ điều tra đối với ông Bạc Hy Lai làm một trong những ví dụ về sự thành công thời gian qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc phát hiện những "hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Ông Bạc từng là một trong những chính trị gia hàng đầu ở Trung Quốc. Vụ bê bối của ông chỉ bị vỡ lở sau khi cựu Giám đốc công an Trùng Khánh bỏ trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô và tiết lộ về hành vi giết hại một doanh nhân người Anh của vợ ông Bạc là bà Cốc Khai Lai. Ông Bạc sau đó đã bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, còn vợ ông bị tuyên án tử hình treo.
Hôm 28/9 vừa qua, ông Bạc đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và phải đối mặt với nhiều lời buộc tội, từ hành vi tham nhũng cho tới quan hệ bất chính với phụ nữ.
Vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai đã gây chấn động dư luận Trung Quốc không chỉ ở việc ông này là một quan chức cấp cao "ngã ngựa" khi còn đương chức, mà còn ở chỗ cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh là người từng nổi danh trên khắp Trung Quốc với chiến dịch chống tham nhũng, khiến nhiều quan chức cấp cao ở thành phố Trùng Khánh phải vào tù.
"Chúng ta cần phải duy trì động lực mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tham nhũng", ông Hạ Quốc Cường phát biểu hôm 8/10. "Các phần tử tham nhũng, bất kể họ là ai, cũng cần phải kiên quyết xử lý, tuyệt đối không khoan nhượng. Tuyệt đối không thể để bất cứ đối tượng tham nhũng nào thoát khỏi sự trừng phạt theo quy định của Đảng Cộng sản và pháp luật của Nhà nước".
Ông Hạ cho biết thêm, trong thời gian 5 năm qua (từ tháng 11/2007 tới tháng 6/2012), Trung Quốc đã xử phạt hơn 660 nghìn quan chức vi phạm kỷ luật đảng.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Các hãng đồ hiệu muốn dựa dẫm vào tăng trưởng doanh số ở Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một sự thật không mấy dễ chịu. Theo Reuters, suy giảm tăng trưởng nhu cầu hàng cao cấp tại thị trường này có khả năng kéo dài hơn sự giảm tốc GDP do Bắc Kinh đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng.
Có đến 60% số xã của Đông Quản đang trong tình trạng thâm hụt ngân sách và chẳng bao lâu họ sẽ phải cần đến những gói cứu trợ từ chính quyền thành phố.
Theo hãng tin Bloomberg, Bạc Qua Qua, con trai cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đã chia sẻ trên blog cá nhân rằng những cáo buộc chống lại cha anh như tham nhũng, đồng lõa tội giết người... là khó tin.
Quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo do tranh chấp lãnh thổ, người Trung Quốc tẩy chay hàng Nhật và kiểm tra hải quan gay gắt hơn... đang là những tín hiệu đáng lo ngại với các doanh nghiệp Nhật làm ăn ở Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp của đất nước “Mặt trời mọc” đang tính chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc và điểm đến sẽ là một số nước ASEAN.
Cách đây 4 năm, khi đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu lây lan nhanh chóng, chính phủ Trung Quốc đã không hề ngần ngại tung ra các hành động quyết liệt mạnh mẽ. 585 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế và lượng tiền khổng lồ này đã phát huy tác dụng khi giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tránh được cú sốc từ Mỹ và châu Âu.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.