Mỹ và Colombia vừa đạt được thỏa thuận quân sự, theo đó Bogota sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng bảy căn cứ quân sự tại quốc gia Nam Mỹ này. Các nước Mỹ la-tinh phản đối mạnh mẽ thỏa thuận quân sự giữa Washington và Bogota và cho rằng nó đe dọa hòa bình và an ninh khu vực đang phát triển khá ổn định trong những năm gần đây.
Ngày 4-8 vừa qua, Tư lệnh quân đội Colombia F. Padillas cho biết, Washington và Bogota sắp ký thỏa thuận hợp tác quân sự cho phép quân đội Mỹ sử dụng tới bảy căn cứ quân sự gồm: ba căn cứ không quân là Barranquilla, Palanquero và Apiay; hai căn cứ lục quân là Tolemaida và Larandia và hai căn cứ hải quân là Cartagena và căn cứ mang tên Thái Bình Dương tại quốc gia Nam Mỹ này. Số lượng binh sĩ Mỹ đóng tại Colombia sẽ tăng từ gần 300 quân hiện nay lên tới 800 quân.
Sau khi có thông báo nêu trên của Tư lệnh quân đội Colombia, làn sóng phản đối thỏa thuận quân sự giữa Colombia và Mỹ tiếp tục dâng cao tại Mỹ la-tinh. Các nước Mỹ la-tinh cho rằng, kế hoạch Mỹ mở rộng và thiết lập các căn cứ quân sự tại Colombia đang đẩy hòa bình và an ninh của Nam Mỹ vào tình trạng nguy hiểm. Tổng thống Venezuela H. Chavez tuyên bố thỏa thuận quân sự giữa Washington và Bogota có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh tại Nam Mỹ và đe dọa an ninh của Venezuela, nước có chung biên giới với Colombia; kêu gọi Tổng thống Mỹ B. Obama không tăng cường sự hiện diện quân sự tại Colombia. Ông H. Chavez cho biết, sắp tới Venezuela sẽ mua xe tăng của Nga nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trước mối đe dọa từ sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại Colombia, đồng thời mua radar của Trung Quốc để tăng cường hệ thống phòng không và nâng cao hiệu quả của cuộc chiến chống buôn lậu ma túy. Trong một động thái gây sức ép với Colombia, Tổng thống H. Chavez đã ra lệnh ngừng nhập khẩu 10 nghìn xe hơi do Colombia sản xuất và bắt đầu tìm thị trường nhập khẩu xe hơi thay thế từ Brazil và Argentina và cấm Tập đoàn dầu khí quốc gia Colombia Ecopetrol tham gia khai thác dầu khí tại Venezuela, cho dù Ecopetrol đã đăng ký đấu thầu tại một số lô tại Dải Orinoco khu vực rất giàu tiềm năng dầu khí. Người đứng đầu Nhà nước Venezuela còn cho biết, sẽ chấm dứt nhập khẩu lương thực và thực phẩm từ Colombia, chuyển sang mua hàng từ Argentina và Brazil. Tuần trước, Venezuela đã quyết định cắt quan hệ với Colombia để phản đối việc Bogota cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự trong nước.
Ngày 5-8, trong bài viết dưới đầu đề "Bảy nhát dao đâm vào tim Mỹ la-tinh", lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã lên án kế hoạch thiết lập bảy căn cứ quân sự của Mỹ tại Colombia và khẳng định các căn cứ này không chỉ là mối đe dọa riêng Venezuela mà còn đe dọa tất cả khu vực Nam Mỹ. Lãnh tụ Fidel Castro bày tỏ ủng hộ việc Venezuela mua vũ khí để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chống lại các âm mưu chống phá cách mạng Venezuela. Ông kêu gọi chính phủ các nước thành viên Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và Nhóm Rio cần làm sáng tỏ ý đồ của Washington muốn thiết lập bảy căn cứ chính tại khu vực "trái tim" của Nam Mỹ. Nhiều nước trong khu vực, như Brazil, Bolivia, Ecuador, Uruguay đều lên tiếng phản đối kế hoạch Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở Colombia giống như một di sản của thời Chiến tranh "lạnh" và Washington đang lợi dụng chiêu bài chống buôn lậu ma túy để tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này. Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo chung ngày 30-7 tại TP Sao Paulo nhân chuyến thăm của Tổng thống Chile M. Bachelet, Tổng thống Brazil L. Lula Da Silva đã bày tỏ mối lo ngại trước kế hoạch này. Lãnh đạo hai nước cho biết, vấn đề này sẽ được xem xét tại hội nghị của Hội đồng Quốc phòng Nam Mỹ, dự kiến diễn ra ngày 10-8 tới tại Ecuador.
Brazil và Tây Ban Nha đã đề nghị Colombia và Mỹ cung cấp thông tin rõ về thỏa thuận quân sự giữa Mỹ và Colombia. Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha M. Moratinos tuyên bố phải ngăn chặn quá trình quân sự hóa tại Mỹ la-tinh và cho rằng đây là điều không thể chấp nhận được trong thế kỷ này. Tổng thống Colombia A. Uribe đang công du bảy nước Nam Mỹ nhằm giải thích và xoa dịu sự lo lắng của các nước trong khu vực trước thỏa thuận quân sự giữa Colombia và Mỹ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) mới công bố nghiên cứu khoa học cho thấy tất cả mẫu cá nước ngọt từ 291 con sông tại Mỹ đều dư lượng methylmercury, thuỷ ngân ở dạng hoà tan trong chất béo. Khoảng 1/4 số mẫu kiểm tra có lượng thuỷ ngân cao hơn giới hạn an toàn do cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xác định cho người dùng, hơn 2/3 mẫu cá có dư lượng thuỷ ngân quá mức an toàn cho các loài động vật có vú ăn cá khác. Nguồn gốc của thuỷ ngân có trong cá xuất phát từ chất thải ô nhiễm của các nhà máy điện dùng than đá. Thuỷ ngân thải ra qua khói, tích tụ trong mưa và tuyết rồi trôi vào các dòng sông. Thuỷ ngân thải từ các nhà máy điện của Mỹ chiếm 40% lượng thuỷ ngân từ các hoạt động của con người gây ra tại Mỹ.
Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger ngày 30.8 tuyên bố các đám cháy rừng tại miền trung và miền nam California vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát, đe dọa 12.500 ngôi nhà, gây ô nhiễm nặng trong vùng.
Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ (chiếm 2/3 hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới này) đã tăng 0,2% trong tháng 7 vừa qua, tháng tăng thứ 3 liên tiếp, nhờ chương trình thúc đẩy doanh số bán ôtô của chính phủ.
Cao ốc Empire State ở quận Manhattan được xem là biểu tượng của sức mạnh tài chính và trái tim của thành phố New York (Mỹ). Nhưng sau 78 năm, tòa nhà mà nhiều người mơ ước đến làm việc nhất đã đánh mất “thời hoàng kim” của nó. Để giành lại uy danh, chủ nhân Empire State Building quyết định chi 120 triệu USD để cải tạo tòa nhà theo hướng thân thiện môi trường, một mặt để tiết kiệm năng lượng, mặt khác để thu hút khách thuê văn phòng.
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố GDP quý 2/2009 tăng trưởng âm 1%, thấp hơn nhiều so với dự đoán âm 1,5% của các chuyên gia. Lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ tăng mạnh nhất trong 4 năm. Một số chương trình kích thích kinh tế của chính phủ, trong đó bao gồm chương trình khuyến khích bỏ xe cũ mua xe mới đã khiến doanh số xe trên thị trường cải thiện, hỗ trợ cho ngành sản xuất và bất động sản.
Ngày 14-7, tại Trường Đại học Cộng đồng Macomb ở bang Michigan, Tổng thống Mỹ B.Obama đã công bố “Sáng kiến tốt nghiệp” trị giá 12 tỷ USD đầu tư cho giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng “đầu ra”, góp phần vào công cuộc phục hồi nền kinh tế. Sáng kiến này không chỉ đầu tư hỗ trợ công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu tìm việc làm khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục mà còn mang tham vọng giúp nước Mỹ có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học cao nhất thế giới vào năm 2020.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.