Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ: Toàn bộ cá nước ngọt bị nhiễm thuỷ ngân

Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) mới công bố nghiên cứu khoa học cho thấy tất cả mẫu cá nước ngọt từ 291 con sông tại Mỹ đều dư lượng methylmercury, thuỷ ngân ở dạng hoà tan trong chất béo. Khoảng 1/4 số mẫu kiểm tra có lượng thuỷ ngân cao hơn giới hạn an toàn do cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xác định cho người dùng, hơn 2/3 mẫu cá có dư lượng thuỷ ngân quá mức an toàn cho các loài động vật có vú ăn cá khác.

Nguồn gốc của thuỷ ngân có trong cá xuất phát từ chất thải ô nhiễm của các nhà máy điện dùng than đá. Thuỷ ngân thải ra qua khói, tích tụ trong mưa và tuyết rồi trôi vào các dòng sông. Thuỷ ngân thải từ các nhà máy điện của Mỹ chiếm 40% lượng thuỷ ngân từ các hoạt động của con người gây ra tại Mỹ.

Nhiều người cho rằng kết quả này không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp cá, vì người tiêu dùng chủ yếu ăn cá biển. Tuy nhiên, theo một báo cáo do đại học Harvard và USGS công bố đầu năm 2009, nồng độ thuỷ ngân tại Thái Bình Dương tăng 30% trong 20 năm qua, và sẽ tăng thêm 50% nữa vào năm 2050 vì chất thải từ các nhà máy điện vận hành bằng than gia tăng.

(Theo SGTT)

  • California: Cháy rừng vẫn ngoài tầm kiểm soát
  • Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng trong tháng 7
  • Thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt 1.580 tỷ USD
  • Mỹ “xanh hóa” cao ốc cũ
  • GDP Mỹ quý 2 tăng trưởng âm 1% và sẽ hồi phục trong quý 3
  • “Sáng kiến tốt nghiệp” của Tổng thống Mỹ và công cuộc phục hồi nền kinh tế
  • Mâu thuẫn gia tăng từ kế hoạch hợp tác quân sự giữa Mỹ và Colombia
  • Nghề châm cứu cho động vật ăn nên làm ra ở Mỹ