Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có thật Mỹ đang suy thoái không?

Đối với nhiều học giả, việc nước ngoài cho rằng, Mỹ đang suy thoái và không còn là cường quốc số 1 thế giới là một chuyện rất “nóng” hiện nay. Những người theo “thuyết suy thoái” tự cho rằng mình là người chủ nghĩa hiện thưc. Trên thực tế, lời cảnh báo của họ cũng có chút không hiện thực.

Trong những năm 1980 của thế kỷ trước, sử gia Paul Kennedy của trường Đại học Yale chủ yếu quan tâm tới những ảnh hưởng mang tính phá hoại do “sự mở rộng quá mức của các đế quốc” (imperial overstretch) gây ra. Và gần đây, hai nhà sử học Niall Ferguson và Martin Jacques lại tập trung vào sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ. Trong số những nhà kinh tế giỏi nhất, ông Paul Krugman cánh tả, Michael Kinsley và Mark Helprin cánh hữu đều đã gióng hồi chuông báo động về nền kinh tế Mỹ.

Câu hỏi mà cuộc tranh luận nói đến bao gồm rốt cuộc Mỹ suy thoái tuyệt đối hay suy thoái tương đối, cũng như khái niệm “tính thích ứng” và “tính bị động”. Có vài vấn đề đều có thể tính toán được, chẳng hạn như GDP, thực lực quân sự và số lượng dân số. Còn một vài cái khác lại không thể đo đếm hoặc khó đo đếm.

Hãng thông tấn AP đã tính theo giá trị tuyệt đối, từ năm 2000 – 2010, dân số, chi tiêu quân sự và GDP của Mỹ đều tăng trưởng. Còn tính theo giá trị tương đối, một số tình hình lại không tốt như vậy, đặc biệt là GDP.

Tính theo giá trị tuyệt đối, chiều hướng tăng trưởng của Mỹ trong 10 năm qua khá rõ rệt. Từ năm 2000 – 2010, mặc dù có sự tan vỡ của bong bóng interner năm 2001 và sự sụt giảm nghiêm trọng do đại suy thoái năm 2008 – 2009 gây ra, nhưng tính toán theo mức giá không thay đổi, GDP của Mỹ vẫn tăng trưởng 21%. Chi phí quân sự của Mỹ năm 2010 cao hơn 55% so với năm 2000, đạt 697 tỷ USD. Năm 2010, dân số Mỹ là 310 triệu người, tăng 10% kể từ năm 2000 tới nay.

Quan điểm cho rằng dân số quyết định vận mệnh có thể hơi khoa trương, nhưng khi dân số tăng có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực do dân số già gây ra, sự lớn bé về quy mô dân số vẫn rất quan trọng. Tình hình hiện giờ của Mỹ sẽ cho thấy rõ điểm này. So với các nước phát triển khác, tỷ lệ sinh và tỷ lệ di dân cao hơn đã làm tăng dân số Mỹ.

Nhưng so với các nước khác trên thế giới, Mỹ đã có sự sụt giảm đáng kể trên một vài chỉ số. Năm 2000, trong nhóm G20, GDP của Mỹ chiếm 61% tổng số GDP của 19 nước còn lại. Đến năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 42%. Năm 2000, quy mô GDP của Mỹ bằng 8 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2010, con số này tuột xuống gấp chưa tới 3 lần. Nhật Bản chính là một ví dụ so sánh rõ rệt: GDP của Mỹ năm 2000 bằng 3 lần Nhật Bản, nhưng đến năm 2010, (trước khi xảy ra sóng thần và động đất năm 2011) lại chỉ còn 2,6 lần.

Giữa tăng trưởng tuyệt đối và suy thoái tương đối vẫn có một vài số liệu đáng để xem xét.

Chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh. Chi tiêu quân sự của Mỹ năm 2010 gấp hơn 2 lần so với tổng số chi phí của tất cả các nước thành viên khác của NATO, còn trong năm 2000 con số này vẫn chỉ bằng 1,7 lần. Chi phí quân sự của Mỹ năm 2010 bằng 17 lần Nga, 9 lần Trung Quốc, còn năm 2000, số liệu này lần lượt chỉ bằng 6 lần và 7 lần.

Hãy xem số liệu thống kê dân số. Dân số Mỹ năm 2000 là 282 triệu người, chiếm 4,6% dân số toàn cầu. Đến năm 2010, dân số Mỹ tăng lên 310 triệu người, tỷ lệ chiếm trong dân số toàn cầu cũng đã tăng tới 4,9%. Vào năm 2000, dân số Mỹ tương đương với 59% tổng dân số của 15 nước thành viên Liên minh châu Âu EU. Nhưng đến năm 2010 tăng lên 78% (vẫn là thống kê của 15 nước trong năm 2000). Nếu tính cả 12 nước thành viên mới gia nhập từ năm 2004 – 2007, tỷ lệ này vẫn cao đạt 62%.

Từ năm 2000 – 2010, biên độ tăng trưởng dân số Mỹ cao hơn 10% so với Nhật Bản, cao hơn 13% so với Nga. Do quy mô dân số của Trung Quốc và Ấn Độ lớn (lần lượt là 1,3 tỷ người và 1,2 tỷ người), nên biên độ tăng trưởng dân số cùng kỳ cao hơn 0,16% so với Trung Quốc và thấp hơn một chút so với Ấn Độ.

Vậy thì, rốt cuộc Mỹ tăng trưởng hay suy thoái, tất cả số liệu kể trên có thể nói cho chúng ta thông điệp gì?

Mặc dù đã trải qua đại suy thoái, nhưng từ các chỉ số rõ ràng về GDP, chi phí quân sự và tăng trưởng dân số, tính theo giá trị tuyệt đối, chiều hướng tăng trưởng của Mỹ khá rõ rệt.

Nhưng tính theo giá trị tương đối, tình hình khá phức tạp. Mặc dù 10 năm qua, tính theo giá trị thực tế, GDP của Mỹ tăng trưởng mạnh, nhưng so với tổng số GDP của nhóm G20, GDP của Mỹ đã giảm 19%. Mức giảm so với Trung Quốc còn rõ ràng hơn.

Như đã đề cập trước đó, cho dù so sánh với NATO, Trung Quốc hay Nga, chi phí quân sự của Mỹ đều có chiều hướng tăng. Nhưng xét riêng về con số này, chúng ta không biết, rốt cuộc là do Mỹ đầu tư nguồn vốn quá lớn vào quân sự hay là do sự đầu tư của các nước quá ít. Con số này cũng chưa thể nói rõ chi phí quân sự tăng sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, hãy nhìn vào số liệu dân số: so với dân số toàn cầu, dân số Mỹ tăng nhẹ. So với EU, biên độ tăng lớn hơn một chút; So với Nhật và Nga, biên độ rất lớn; Nhưng so với Trung Quốc và Ấn Độ, chỉ tăng nhẹ thậm chí ngược lại.

Hãy nhìn vào các kết luận sau: Một vài con số đã thể hiện sự tăng trưởng, một vài con số khác lại cho thấy sự suy thoái, còn một vài số liệu có thể nói rõ vấn đề trong hai phương diện. Thông điệp và trọng điểm để sót mà các con số này truyền tải cũng quan trọng như nhau. Trọng điểm bỏ sót bao gồm các nhân tố xã hội và chế độ đã kích thích hoặc cản trở sức sáng tạo, đổi mới và tinh thần sáng tạo.

Do đó, toàn bộ tình hình phức tạp hơn những miêu tả của những người theo thuyết suy thoái. Thế giới hiện thực luôn phức tạp, sự miêu tả một phía không thể phản ánh hiện thực, mà là bóp méo sự thật.

(Vitinfo)