Chính phủ Mê-hi-cô vừa tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm hòn đảo có tên Bơ-mê-gia bị cho là đã biến mất một cách bí ẩn từ cách đây hơn 2 thập kỷ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi nghiên cứu của Trường Đại học Quốc gia Autonomous (UNAM), khẳng định hòn đảo này không tồn tại.
Theo công bố của các nhà địa chất thuộc UNAM cuối tháng 6 vừa qua, không có dấu tích nào cho thấy Bơ-mê-gia đã xuất hiện tại vị trí như trên một số bản đồ cổ. Tuy nhiên, một số nghị sĩ trong Quốc hội Mê-hi-cô đã phủ nhận công bố này. Họ cho rằng, không thể có chuyện một hòn đảo được liệt kê trên các văn bản chính thức, trong những dữ liệu của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), thậm chí còn được ghi trong một sách hướng dẫn du lịch của Mỹ lại không tồn tại.
Theo các tài liệu mà Mê-hi-cô đang lưu giữ, đảo Bơ-mê-gia nằm ở phía Bắc bán đảo Y-u-ca-tan và từng hiện diện trên bản đồ Mê-hi-cô từ thế kỷ XVII-XVIII. Theo nhiều nghiên cứu, dù chỉ rộng chừng 80km2, nhưng xung quanh hòn đảo này có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản khổng lồ. Cụ thể, số liệu của Đại học Quốc gia Mê-hi-cô dự báo trữ lượng dầu mỏ tại đây có thể lên tới 22,5 tỉ thùng. Tầm quan trọng của đảo Bơ-mê-gia ở chỗ, nó thiết lập ranh giới hàng hải giữa Mỹ và Mê-hi-cô, trong khu vực có tên Hang Đô-na của vịnh Mê-hi-cô. Đây vốn là một chủ đề gây tranh cãi giữa hai bên trong nhiều năm qua.
Bơ-mê-gia biến mất đồng nghĩa với quyền khai thác dầu mỏ của Mê-hi-cô tại khu vực này cũng không còn tồn tại.
Điều kỳ lạ bắt đầu xuất hiện từ năm 1997, sau khi có thỏa thuận phân chia với Mỹ khu vực khai thác dầu mỏ trong vịnh Mê-hi-cô, tàu hải quân nước này đã không thể định vị được đảo Bơ-mê-gia. Nhiều người cho rằng, đảo Bơ-mê-gia hiện chìm dưới mặt nước biển từ 40-50m do các yếu tố địa chất và khí hậu. Nhưng xem ra lý do này không mấy thuyết phục và đã có một số ý kiến nghi ngờ hòn đảo bị chìm xuống nước là kết quả của một hành động nào đó của con người. Theo một nhà lập pháp Mê-hi-cô, trước khi ký hiệp ước chia sẻ quyền khai thác tài nguyên trên vịnh Mê-hi-cô, Chính phủ Mê-hi-cô đã có một thỏa thuận ngầm cho phép các tập đoàn Mỹ khai thác tối đa khu vực giàu dầu mỏ quanh đảo Bơ-mê-gia và điều này có thể tạo điều kiện để Oa-sinh-tơn "hô biến" Bơ-mê-gia dưới lòng biển.
Sự biến mất của đảo Bơ-mê-gia đã khiến dự báo trữ lượng dầu mỏ của Mê-hi-cô giảm xuống đáng kể. Theo Cơ quan Dầu mỏ Anh, vào năm 1987, trữ lượng dầu mỏ của Mê-hi-cô còn khoảng 54,1 tỷ thùng dầu chưa khai thác. Nhưng con số gần đây cho thấy, nước này chỉ còn khoảng 12,2 tỷ thùng.
Không phải đến thời điểm này mới xuất hiện thắc mắc về sự tồn tại của đảo Bơ-mê-gia. Ngay khi Hải quân Mê-hi-cô không thể xác định được vị trí của hòn đảo này, Thượng nghị sĩ Giô-xê En-gơn Con-sê-lô đã chất vấn chính phủ về sự biến mất của nó, nhưng chỉ một năm sau ông đã thiệt mạng trong một "tai nạn kỳ lạ". Hiện nay, chính quyền Tổng thống Mê-hi-cô Phê-líp-pê Can-đê-rôn đang chịu sức ép về việc phải tiến hành điều tra làm rõ vụ mất tích bí ẩn của hòn đảo này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Sở Cảnh sát New York (Mỹ) đang thử nghiệm những chiếc xe mới: Nissan Altimas hybrid. Tưởng như việc làm này hợp với trào lưu dùng xe “xanh” tại Mỹ, nhưng, trên thực tế, nhiều viên cảnh sát cảm thấy khổ sở khi phải sử dụng những chiếc xe xăng-điện này.
Trong một phát biểu ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, Washington vẫn sẵn sàng đàm phán với Iran nhưng triển vọng này đang ngày một xa vời do những rối loạn chính trị trong thời gian gần đây.
Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành các cuộc diễn tập chống khủng bố trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của các lực lượng thực thi pháp luật và cơ quan tình báo trong nước, cũng như nước ngoài.
Ngày 22-7, Phó Tổng thống (TT) Mỹ Joe Biden đã đến thăm Georgia. TT Georgia Mikhail Saakashvili dự kiến yêu cầu phó TT Mỹ về trang bị vũ khí tiên tiến, viện trợ quân sự và cử các quan sát viên của Mỹ đến giám sát lệnh ngừng bắn dọc theo biên giới Abkhazia và Nam Ossetia
Cuối tuần qua, với 58 phiếu thuận và 40 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã đứng về phía Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khi từ chối khoản chi tiêu mới trị giá 1,75 tỷ USD để mua thêm 7 máy bay chiến đấu tàng hình F-22. Khoản tiền trên được dành ra trong dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 680 tỷ USD đang được thảo luận tại Quốc hội, là khoản bổ sung ngoài đơn đặt hàng chế tạo 187 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình loại này.
Trong chuyến thăm đến Gruzia, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã trấn an rằng, dù bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Mỹ và Nga cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến Gruzia và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ công nhận Abkhazia và Nam Ossetia là những quốc gia độc lập.
Văn phòng ngân quỹ quốc hội Mỹ (CBO) ngày 6.8 cho biết, mức thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài chính 2009, tính đến tháng 7.2009, đã chạm mức 1,3 nghìn tỉ USD.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.