Với nhiều người Mỹ, có lẽ đã đến lúc phải dẹp bỏ ảo tưởng về một “G-2”.
Những ý tưởng lãng mạn bất thành
"Đây không phải là nhóm G-2". Với những lời lẽ như vậy tại Viện Brookings hôm 11/5 , Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg, dường như đã ám chỉ đã đến lúc chấm dứt ý tưởng vốn được bàn tán nhiều chiều, nếu không muốn nói là sai lầm, rằng: Trung Quốc và Mỹ sẽ tập hợp với nhau để giải quyết các vấn đề của thế giới.
Ý tưởng "G-2" đầu tiên được C. Fred Bergsten, Giám đốc học viện Kinh tế quốc tế Peterson đưa ra như một cơ chế thúc đẩy sự thống nhất giữa hai bên và chủ yếu để giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sau đó, khái niệm này lại chuyển sang cả các vấn đề chiến lược, được những "người cũ" của Washington như Henry Kissinger và Zbigniew Brzezinski ủng hộ.
Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm hồi tháng 2/2009 tới Bắc Kinh cũng nhận định, "Cơ hội cho chúng ta hợp tác với nhau là chưa từng có ở bất cứ đâu trên thế giới".
Song hy vọng đó cũng chẳng tồn tại được bao lâu. Tất cả đã rõ ngay trong năm đầu tiên cầm quyền của chính quyền Barack Obama rằng: những lợi ích, giá trị và khả năng khó song trùng khiến cho cả Washington và Bắc Kinh gần như không thể ngồi lại với nhau để giải quyết những thách thức toàn cầu.
Việc một mặt Trung Quốc chưa sẵn sàng hợp tác với Mỹ và mặt khác lại đi "vận động" Ấn Độ, Brazil, và Nam Phi cản trở việc nhất trí rộng hơn tại Copenhagen chính là những dấu hiệu cho thấy việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt không phải là chuyện dễ. Quyết định bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ hồi tháng 1 và cuộc gặp của Obama với Dalai Lama hồi tháng 2 củng chỉ đưa cả hai bên trở lại những hoài nghi và sự nhạy cảm vốn có từ "xưa".
Nhưng trong khi chúng ta hiện đã có đánh giá thực tế hơn về những gì không phải quan hệ Mỹ - Trung, thì chúng ta lại vẫn thiếu một công thức tích cực để xác định mối quan hệ đó là gì - hay thực tế trở thành như thế nào.
Cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung (S&ED) tuần tới, hội nghị cấp cao thường niên về các vấn đề kinh tế và chính trị, phía Mỹ gồm có Ngoại trưởng Clinton cùng Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner và phía Trung Quốc có Phó thủ tướng Vương Kỳ San và Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc dẫn đầu sẽ khó có khả năng giả quyết được thiếu sót về khung khổ rộng hơn.
![]() |
Khi chuẩn bị cho cuộc họp vào tuần tới này, các quan chức Mỹ đã đi chệch ra khỏi vấn đề chính trong việc xác định khung chủ đề thảo luận. Các quan chức Ngoại giao xác định ít nhất 20 vấn đề có tầm quan trọng chiến lược để thảo luận ở Bắc Kinh. Bộ Tài chính thì vạch ra chương trình cũng không kém phần long trọng bao gồm rào cản thương mại và đầu tư, tăng trưởng cân đối, cải cách tài chính, củng cố nền chính và kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, một số quan chức Nhà Trắng thì đề cập tới những mục tiêu cụ thể, như định giá lại đồng nhân dân tệ; người thi nói mục tiêu là phát triển khuôn khổ rộng hơn để thảo luận các vấn đề chiến lược; người thì lại nói họ hy vọng bằng việc đưa ra các vấn đề gây tranh cãi như yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa vào chương trình nghị sự, họ có thể khiến các quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc phải đưa ra quyết định về các chủ đề mà thông thường sẽ biến mất trong bộ máy quan liêu. Đây toàn là những mục tiêu và kết quả đáng để phấn đấu, nhưng với lịch sử không mấy sáng sủa của những cuộc đối thoại tương tự, có thể thấy, có những cách tốt hơn mà Mỹ có thể đầu tư thời gian và công sức vào. Những cuộc đối thoại như vậy chỉ đạt được những thành công khiêm tốn đối với từng mục tiêu cụ thể. Cuộc đối thoại song phương trước đã đi đến những thỏa thuận đối tác sinh thái (EcoPartnerships), hợp về các tiêu chuẩn xe điện, và phát triển những lưới điện thông minh. Tuy nhiên, sự hợp tác việc tăng cường khả năng trên quy mô nhỏ như thế vẫn là yếu tố chính trong các cuộc đàm phán về năng lượng và môi trường quả Mỹ suốt mấy thập kỷ qua. Những mục tiêu hạn hẹp này có vẻ không đáng phải để hơn chục thành viên nội các và người đứng đầu các cơ quan phải bay vượt Thái Bình Dương. Hãy thực tế hơn: Những tiến bộ trong lợi ích chiến lược cốt yếu của Mỹ phần lớn bắt nguồn từ bên ngoài những cuộc đàm phán như thế. Đơn cử, tại Copenhaghen, Trung Quốc đã thay đổi quan điểm trên hai vấn đề then chốt liên quan tới vị trí đàm phán biến đổi khí hậu, thiết lập các mục tiêu cắt giảm khí thải tự nguyện và trở lại ủng hộ đóng góp vào quỹ tài trợ quốc tế. Cả hai động thái này là phản ứng đối với những quan ngại từ các nước đang phát triển, chứ không phải từ áp lực của Mỹ. Tương tự, việc Bắc Kinh sẵn sàng từ bỏ những phần gây tranh cái nhất trong đề xuất chiến lược mua hàng của chính phủ mà theo đó sẽ đóng cửa phần lớn thị trường Trung Quốc đối với công nghệ nước ngoài là do sự phản đối mạnh mẽ trên toàn thế giới, không chỉ từ sự phản đối của Mỹ. Và quyết định hủng hộ lệnh trừng phạt mới đây do Mỹ đứng đầu đối với Iran của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào việc Nga thể hiện thái độ trước và khiến Trung Quốc không còn lý do chính trị nào để duy trì sự phản đối của mình. Đã tiêu tốn nhiều thời gian và công sức tạo ra cuộc đối thoại song phương bao quát nhiều vấn đề này, tham vọng của chính quyền Obama sẽ là duy trì và thúc đẩy S&ED trên tất cả mặt trận, và xem điều gì giữ lại được. Sẽ không sao nếu những vấn đề này thực tế không quan trọng và các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thừa thời gian và sự kiên nhẫn. Những tất cả đâu phải thế. Joshua Cooper Ramo, phó giám đốc điều hành công ty tư vấn Kissinger Associates, chỉ ra lựa họn thứ hai: giải tán S&ED. Theo đó, hai bên sẽ xây dựng những cuộc đối thoại riêng rẽ xung quanh các vấn đề lợi ích chiến lược thực; những cuộc đối thoại đó được thành lập và giải tán một cách tự nguyện. Điều này sẽ "giải phóng" được hàng trăm con người để giải quyết với những vấn đề nóng bỏng khác, cũng như loại bỏ giai đoàn gần như không tránh khỏi của Washington - ngụy biện cho những những gì mình đã đạt được hay không đạt được từ những cuộc đối thoại cấp cao. Nhưng điều đó sẽ cũng có nghĩa là mất đi tính liên tục thể chế và sự kết nối cá nhân, một phần quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt là ở những thời điểm khủng hoảng. Tiếp tục truy trì S&ED sẽ là hợp lý nhất, nhưng hãy thu gọn nó lại. Bộ trưởng tài chính và Ngoại trưởng Mỹ nên tiếp tục thảo luận với các đối tác Trung Quốc về các vấn đề chiến lược rộng hơn trong mối quan hệ này, nhưng những người khác thì nên ở nhà. Cuộc thảo luận về các vấn đề cụ thể nên được tiến hành bởi từng cơ quan riêng biệt với các lịch trình của riêng họ. Ủy ban chung về Thương mại và Dịch vụ sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán về cải cách và chính sách công nghiệp; và Bộ Năng lượng, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện EPA, và Quỹ Khoa học quốc gia sẽ tiếp tục công việc tốt đẹp của mình về năng lượng và khí hậu. Thu gọn các cuộc đối thoại cũng sẽ phản ánh gần gũi hơn thực trạng quan hệ Mỹ - Trung. Nó sẽ là biểu tượng về khả năng hợp tác lớn hơn khi và chỉ khi có sự thống nhất về giá trị, lợi ích và khả năng của cả hai bên. Nó sẽ cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ song phương, nhưng đồng thời cũng thừa nhận khả năng sẽ thu được ít hơn khi chỉ thông qua đối thoại Washington - Bắc Kinh. Vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ - Trung phản ánh trong quan hệ của Trung Quốc với phần lớn phần còn lại của thế giới. Liên minh châu Âu, Nhật Bản thấy khó đàm phán về các vấn đề như thương mại, biến đổi khí hậu và xung đột mạng, và Dalai Lama hơn. Kết quả là, Mỹ ít có khả năng tiến triển tốt hơn khi dành thời gian và công sức xây đắp quan hệ đồng minh với khắp phần còn lại của thế giới. Chúng ta không nên đánh rơi giọt nước mắt nào vì G-2. Sự chấm dứt của nó cho phép Mỹ đạt được tiến bộ thực với Trung Quốc bằng cách quan tâm tới những nơi khác.
(Tác giả: ELIZABETH ECONOMY - ADAM SEGAL // TuanVietnam)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com