Báo cáo do Viện Phá sản Mỹ công bố ngày 2/7 cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2010, số đơn xin phá sản ở nước này đã lên tới 770.000 đơn, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái và là thời điểm có số lượng đơn xin phá sản nhiều nhất kể từ khi Quốc hội Mỹ cải tổ luật phá sản vào năm 2005.
Các bang thuộc miền Tây Nam và Đông Nam nước Mỹ có tỷ lệ đơn xin phá sản cao nhất. Riêng tại bang Nevada - nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước Mỹ, tỷ lệ đơn xin phá sản cao gấp đôi tỷ lệ trung bình của toàn liên bang, khoảng 15.000 đơn/1 triệu hộ gia đình.
Trong khi đó, các bang Alaska, Nam Carolina và thủ đô Washington có tỷ lệ đơn xin phá sản thấp nhất, chưa bằng 40% tỷ lệ 6.800 đơn/1 triệu hộ gia đình của toàn liên bang.
Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến số lượng các vụ phá sản tăng là do nợ tiêu dùng tăng, tiền tiết kiệm tại ngân hàng giảm và tác động của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực nhà ở, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Viện Phá sản Mỹ dự đoán đến cuối năm 2010, cả nước sẽ có thêm 1,6 triệu đơn xin phá sản.
Theo luật phá sản năm 2005, thủ tục nộp đơn phá sản phức tạp hơn trước do Quốc hội Mỹ lo ngại khả năng người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ lợi dụng việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản để xóa nợ.
Cùng ngày 2/7, Bộ Lao động Mỹ cũng đưa ra báo cáo về tình hình việc làm, theo đó, kể từ khi kinh tế bắt đầu suy thoái vào cuối năm 2007, mặc dù khu vực tư nhân đã tuyển dụng trở lại khoảng 600.000 nhân công song nước Mỹ vẫn mất 7,9 triệu việc làm. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao 9,5%, gấp đôi tỷ lệ 4,4% trước khi xảy ra suy thoái.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Cycle nhận định nếu số nhân công có việc làm tăng gấp đôi so với thời gian qua, thì phải đến hết năm 2013 Mỹ mới tạo đủ số việc làm đã mất trong cuộc suy thoái vừa qua./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Trước sự “phục hồi không việc làm”, những ngày gần đây, câu hỏi liệu có nên thực thi chương trình kích thích kinh tế mới hay không lại một lần nữa gây ra tranh cãi giữa giới học thuật và giới chính trị gia Mỹ.
Mới đây, các chuyên gia phân tích kinh tế đều cho rằng, hai đại gia nhà đất Mỹ Fannie Mae và Freddie Mac chắc chắc sẽ tiếp tục tồn tại nhưng phải theo một phương thức nào đó, do đó hiện giờ chúng ta phải tìm ra một lối thoát cho hai đại gia nhà đất này.
Mỹ đã thực thi một luật mềm mỏng hơn đối với những người chuyển giới tính, cho phép họ mang hộ chiếu với danh tính mới trước khi những người này được phẫu thuật đổi giới tính.
Trong nỗ lực kiểm soát mọi hoạt động của Hãng dầu khí British Petroleum (BP) của Anh, chính phủ Mỹ đã yêu cầu lãnh đạo của tập đoàn thông báo trước khi bán các tài sản chủ chốt hoặc thực hiện sáp nhập.
Mỹ đã đề xuất Nhật Bản tăng khoản hỗ trợ chi phí di chuyển một phần căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản đến đảo Guam của Mỹ nằm ở phía tây Thái Bình Dương. Điều này được cho là sẽ làm phức tạp hơn quan hệ giữa hai nước vốn trước đó đã có nhiều tranh cãi quanh việc di dời sân bay quân sự của Mỹ khỏi đảo Okinawa.
Các nhà làm luật thuộc đảng Dân chủ của Mỹ đã loại bỏ điều khoản đánh thuế gần 18 tỷ USD đối với các ngân hàng, ra khỏi dự luật cải cách tài chính nhằm giành đủ số phiếu ủng hộ cần thiết để dự luật quan trọng này được Quốc hội thông qua.
Ở Brazil, hàng triệu người có thu nhập thấp mua được nhà có chất lượng nhờ một chương trình trị giá hàng chục tỉ USD, do chính phủ hợp tác với nhiều ngân hàng nội địa và quốc tế.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.