Ngày 5-8, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H. Clinton bắt đầu chuyến thăm 11 ngày tới bảy nước châu Phi: Kenya, Nam Phi, Liberia, Angola, CHDC Congo, Nigeria, Liberia và Cape Verde. Ðây là chuyến công du dài ngày nhất của bà Clinton với cương vị là Bộ trưởng Ngoại giao và chuyến đi này diễn ra sau ba tuần Tổng thống Mỹ B. Obama thăm Ghana.
Kenya là chặng dừng chân đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton. Nước này là đối tác chủ chốt của Mỹ ở Ðông Phi. Bà Clinton tham dự cuộc gặp thương mại hằng năm giữa Mỹ và 48 nước nam sa mạc Sahara ở châu Phi. Cuộc gặp hằng năm này được thiết lập theo một chương trình của Mỹ, theo đó cho phép các nước ở nam sa mạc Sahara xuất khẩu hơn 6.400 mặt hàng sang Mỹ được miễn thuế, trong đó có thịt, rau xanh, hoa quả, giày dép, rượu, các loại hóa chất, thép và phụ tùng xe máy. Mỹ đang tìm cách đẩy mạnh thương mại với 48 nước nam sa mạc Sahara ở châu Phi, những nước xuất khẩu chưa đến 1% sang Mỹ và chiếm khoảng 3% nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2008. Trong một bài phát biểu được đăng trên báo chí Kenya số ra ngày 3-8, Ðại diện thương mại Mỹ nêu rõ rằng, các nước châu Phi cần phải đa dạng hóa nền kinh tế để thúc đẩy thương mại. Tại cuộc gặp hằng năm lần này, Bộ trưởng Ngoại giao Clinton thảo luận những biện pháp mới nhằm tăng cường đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Phi. Những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường thương mại và đầu tư ở châu Phi diễn ra vào lúc Trung Quốc đã thay thế nhiều nước phương Tây trở thành nhà đầu tư chủ yếu vào lục địa này. Trong thời gian ở Kenya, Bộ trưởng Ngoại giao Clinton có kế hoạch gặp Tổng thống Somalia S.S. Ahmed để đưa ra những cam kết về viện trợ tài chính, hỗ trợ chính phủ chuyển tiếp ở Somalia và tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng của ông Ahmed. Mỹ cũng quan tâm nạn cướp biển đang gia tăng ở ngoài khơi bờ biển Somalia, trong đó có các cuộc tiến công của bọn cướp biển vào các tàu mang cờ Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ gây sức ép đối với Eritrea đòi nước này chấm dứt sự ủng hộ các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Somalia. Ðại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice từng cảnh báo rằng, Eritrea sẽ phải đối mặt các biện pháp trừng phạt nếu nước này không chấm dứt sự can thiệp vào Somalia.
Bộ trưởng Ngoại giao Clinton đã chọn ba nước có nền kinh tế mạnh nhất châu Phi đồng thời là ba nước sản xuất dầu mỏ Angola, Nigeria và Nam Phi trong cuộc hành trình đến khu vực này. Người đứng đầu chương trình châu Phi của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và ba nước này đã bị xao nhãng từ tám đến mười năm qua, chuyến thăm của Bộ trưởng Clinton là một cơ hội để Mỹ can dự các nền kinh tế lớn ở lục địa châu Phi và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn. Angola được coi là một nước mạnh về kinh tế mới nổi lên ở châu Phi. Mỹ nhập khẩu 7% dầu mỏ của Angola. Chuyến thăm Angola của Bộ trưởng Clinton nhằm giúp Mỹ tăng cường đầu tư ngành nông nghiệp của nước này. Tập đoàn thực phẩm Dole có trụ sở tại Mỹ và Chi nhánh quốc tế Chiquita đã tiến hành các cuộc đàm phán với các chính quyền địa phương về việc đầu tư vào ngành công nghiệp chuối ở Angola. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Clinton sẽ khuyến khích Luanda đa dạng hóa nền kinh tế, không nên chỉ phụ thuộc xuất khẩu dầu mỏ và kim cương (chiếm 90% xuất khẩu của nước này). Nhiều người dân Nigeria, nước có số dân nhiều nhất châu Phi và là nước sản xuất dầu mỏ, không hài lòng trước việc Tổng thống Obama đã chọn Ghana là nước đầu tiên ông tới thăm với cương vị là Tổng thống Mỹ. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tại Nigeria được coi là một sự "đền bù". An ninh ở vùng châu thổ Niger là vấn đề Mỹ quan tâm. Tại Nam Phi, nhiệm vụ của bà Clinton có phần nặng nề hơn khi bà phải "tái khởi động" quan hệ giữa Washington và Pretoria vốn không mấy mặn mà dưới thời của Tổng thống Mỹ G. Bush và Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, người đã chỉ trích Mỹ xâm lược Iraq và các vấn đề khác. Với việc cả hai nước đã có tổng thống mới, Bộ trưởng Clinton mong muốn "khởi động lại" các mối quan hệ song phương cũng như Nam Phi sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong sân chơi khu vực và toàn cầu. Bộ trưởng Clinton sẽ gây sức ép đối với Nam Phi trong việc dùng ảnh hưởng của nước này thúc ép Tổng thống Zimbabwe R. Mugabe thực hiện cải cách nhanh hơn nữa. Trong khi đó tại CHDC Congo, nước giữ vai trò chiến lược trong khu vực và là nước Mỹ có nhiều quyền lợi về công nghiệp khai thác mỏ, chương trình nghị sự của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tập trung vào tệ bất bình đẳng giới, cuộc chiến chống tham nhũng và bệnh dịch tại nước này.
Tiếp sau chuyến thăm Kenya hồi đầu tháng 7 vừa qua của Tổng thống Mỹ B. Obama, chuyến thăm bảy nước châu Phi kéo dài 11 ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton cho thấy châu Phi là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama trong khi Mỹ đang phải đối mặt những thách thức khác từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế đến cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề châu Phi nêu rõ, với chuyến công du châu Phi lần này của bà Clinton, chính quyền Obama chứng tỏ rằng cùng một lúc Washington có khả năng điều hành nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Theo báo cáo hàng tháng về thị trường lao động mới công bố ngày 7/8 của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 đã bất ngờ giảm xuống 9,4% do số lượng lao động bị mất việc trong tháng thu hẹp xuống còn 247. 000 người (con số này trong tháng 6/2009 là 443.000). Dấu hiệu cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã qua.
Ngày 19/8, tại thủ đô Braxilia, Bộ trưởng kinh tế Áchentina Amado Boudou và người đồng cấp Braxin Guido Mantega đã ký bản ghi nhớ về hoán đổi tiền tệ trị giá trên 1,8 tỷ USD.
Theo số liệu công bố ngày 19/8 của Cơ quan Thống kê Canađa, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 7/09 đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 56 năm qua nhờ giá năng lượng giảm mạnh.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà ở mới của Mỹ trong tháng 6 đã tăng 11% lên 384.000 căn, một dấu hiệu nữa cho thấy sự phục hồi của lĩnh vực này nói riêng và kinh tế Mỹ nói chung trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chính phủ Mê-hi-cô vừa tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm hòn đảo có tên Bơ-mê-gia bị cho là đã biến mất một cách bí ẩn từ cách đây hơn 2 thập kỷ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi nghiên cứu của Trường Đại học Quốc gia Autonomous (UNAM), khẳng định hòn đảo này không tồn tại.
Sở Cảnh sát New York (Mỹ) đang thử nghiệm những chiếc xe mới: Nissan Altimas hybrid. Tưởng như việc làm này hợp với trào lưu dùng xe “xanh” tại Mỹ, nhưng, trên thực tế, nhiều viên cảnh sát cảm thấy khổ sở khi phải sử dụng những chiếc xe xăng-điện này.
Trong một phát biểu ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, Washington vẫn sẵn sàng đàm phán với Iran nhưng triển vọng này đang ngày một xa vời do những rối loạn chính trị trong thời gian gần đây.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.