Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ - Trung không thể tránh khỏi cuộc chiến thương mại

Xuất khẩu là con đường duy nhất, là cứu cánh của nước Mỹ. Xuất khẩu vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không đẩy tỷ lệ nợ công lên cao, và không làm mất giá đồng USD. Nhưng đẩy mạnh xuất khẩu cũng có nghĩa là Mỹ không thể tránh khỏi xung đột với các quốc gia xuất siêu sang Mỹ như Trung Quốc.

Trong khi, chỉ số đồng đô la của Mỹ sắp rơi xuống mức thấp nhất, tương đương với giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ.

Trước đây, Mỹ chủ yếu dựa vào chính sách tài chính mở rộng để kích thích kinh tế tăng trưởng, nhưng do tỷ lệ nợ công tăng cao, chính sách này đã bị hạn chế. Vậy nên, con đường duy nhất là đẩy mạnh xuất khẩu.

Từ lập trường của chính phủ Mỹ, thì việc Obama đưa ra hàng loạt chính sách mở đường cho xuất khẩu là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên, nó sẽ khiến Mỹ không thể tránh khỏi một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Hai biện pháp kích thích xuất khẩu chính được Mỹ sử dụng là: chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chính sách tỷ giá hối đoái.

Về chính sách tỷ giá, Mỹ hoàn toàn có thể chủ động áp dụng chiến lược hạ thấp giá trị đồng USD. Hoặc cũng có thể làm cho đồng USD mất giá bằng cách ép các đồng nội tệ khác tăng giá.

Vậy tình hình sẽ diễn ra như thế nào, nếu tới đây Cục dữ trữ liên bang Mỹ sẽ thực hiện chương trình nới lỏng định lượng lần 2?

Một là, đồng USD sẽ tiếp tục mất giá. Bắt đầu từ năm 2002, đồng USD đã chính thức bước vào cái gọi là “giai đoạn mất giá chiến lược”, liên tục cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế bùng nổ. Trong thời gian này, đồng đô la Mỹ đã mất giá 41%. Điều thú vị là, từ năm 1920 đến năm 2009, đồng USD đã mất giá tổng cộng 94%.

Điều này có nghĩa là, nếu quan sát trong một khoảng thời gian dài sẽ thấy, đồng USD chắc chắn sẽ mất giá, vì vậy, đừng nên kỳ vọng đồng tiền này không yếu đi. Sau khủng hoảng năm 2008, do các nước áp dụng cơ chế phòng ngừa rủi ro, dòng vốn được đổ về Mỹ, đẩy giả đồng USD tăng cao. Nhưng kể từ tháng 6 năm nay, quá trình này đã dừng lại, đô la Mỹ lại mất giá.

Hai là, do những chính sách tiền tệ mở rộng, nước Mỹ thực tế đã trở thành một trung tâm đầu cơ. Trước đây, chủ yếu là đồng yên Nhật đóng vai trò này, nhưng nay, vai diễn đó đã chuyển sang đồng USD. Dòng tiền vốn từ Mỹ được đổ về các quốc gia đang phát triển vì lợi nhuận thu được khi đầu tư vào các quốc gia này rất cao. Đối phó với tình trạng trên, các nước đang phát triển đã áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý tự động, và kìm chế dòng tiền nóng đổ vào. Brasil là một ví dụ điển hình, bên cạnh đó là Ấn Độ, Malaysia, …

Trước diễn biến phức tạp này, chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp can thiệp nhất định. Biện pháp cơ bản nhất là tăng tỷ giá hối đoái, tuy nhiên Trung Quốc lại không thể tăng giá dứt khoát và quyết liệt vì đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Trung Quốc buộc phải tăng giá từ từ.

Nhưng nếu Trung Quốc không tăng tường quản lý nguồn vốn, chính sách tăng giá sẽ biến thành “gậy ông đập lưng ông”. Bởi vì, tăng giá từ từ, lãi suất và tỷ giá đều sẽ tăng, nguồn tiền nóng ào ạt đổ vào, chính sách tiền tệc sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.

(tamnhin)

  • Ngành dịch vụ Mỹ tăng mạnh trong tháng 10
  • Hậu bầu cử Mỹ: Phân liệt chính trị có lợi cho doanh nghiệp?
  • Mỹ nâng giới hạn tỷ trọng ethanol trong xăng lên 15%
  • Kinh tế Mỹ sẽ thế nào sau chiến thắng của Đảng Cộng Hòa?
  • Brazil sẽ chú trọng hơn mục tiêu phát triển bền vững
  • Chủ đề Trung Quốc "hâm nóng" tranh cử ở Mỹ
  • Mỹ-Nhật nỗ lực thực hiện chính sách “kích thích”
  • Sản xuất của Mỹ tăng vượt kỳ vọng