Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nền công nghiệp Brazil đang bị đe dọa bởi hàng hóa Trung Quốc

Hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á, đặc biêt từ Trung Quốc khiến giá hàng hóa tiêu dùng tại Brazil giảm nhưng lại gây bất lợi cho các nhà sản xuất nội địa. Đứng trước nguy cơ hàng Trung Quốc “giết chết” nền công nghiệp Brazil, chính phủ nước này buộc phải lựa chọn giữa nền công nghiệp nội địa và hỗ trợ người có thu nhập thấp trong thời kỳ lạm phát.

Tuy trước đây, Brazil rất có thể là quốc gia được lợi nhiều nhất từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cả hai nước này đều có những thứ mà đối phương thiếu. Trung Quốc cần hàng hóa để tiện cung ứng nhà ở và thực phẩm cho người dân; Còn Brazil có đủ hàng hóa. Brazil cần có dự trữ ngoại tệ để cung cấp vốn đầu tư nội địa; Trung Quốc lại có thừa dự trữ ngoại tệ. Một ưu thế khác nữa là: Trong lịch sử chung của hai nước không có gánh nặng thực dân. Kết quả là, mối quan hệ xa xôi về địa lý này không ngừng phát triển. Nhưng 10 năm qua, thương mại song phương Trung Quốc – Brazil tăng 18 lần, đạt hơn 50 tỷ USD/năm. Và đúng như những gì mà một bài bình luận đã viết vào đầu tuần này, thời kỳ “mật ngọt” của hai nước này đã kết thúc.

Mỗi ngày, chính phủ Brazil đều phải đối mặt với ngày càng nhiều cuộc biểu tình đến từ các hãng chế tạo trong nước, họ than phiền rằng, mặt hàng sản xuất với giá rẻ của Trung Quốc đang khiến Brazil “mất đi nền công nghiệp hóa”. Với lịch sử lâu dài là khu vực này đang phụ thuộc vào hàng hóa, Brazil vô cùng nhạy cảm trong vấn đề này. Nhưng số liệu thương mại đã chứng minh nỗi lo của mọi người là rất có lý: 10 năm qua, tỷ trọng hàng hóa trong tổng xuất khẩu của Brazil đã tăng gấp đôi, đạt 46%, còn tỷ trọng chế thành phẩm lại giảm đáng kể. Sự can thiệp với quy mô lớn của Trung Quốc đối với tỷ giá trong “cuộc chiến tỷ giá” đã hướng dòng chảy vốn quốc tế tới các thị trường khác, điều này sẽ gây bất lợi cho Brazil. Tính toán theo tỷ trọng thương mại, giá trị thực tế của đồng real Brazil từ năm 2007 đến nay đã tăng 24%, đã tác động tiêu cực rất lớn cho nền công nghiệp nước này. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Brazil, hàng hóa Trung Quốc hiện chiếm 14% tổng số hàng hóa nhập khẩu vào Brazil tháng trước. Hàng Trung Quốc đang thống trị một số ngành công nghiệp tại Brazil như các sản phẩm dệt may bằng sợi tổng hợp. Trên thực tế, đa số những bộ trang phục Carnival của Brazil đều được sản xuất tại Trung Quốc; một lượng thép tương đối lớn cũng đến từ Trung Quốc. Kết quả là, Brazil đã bắt đầu đánh giá lại mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.

Đáp trả thương mại là một chiến thuật có thể áp dụng được. Đúng vậy, cuối năm ngoái, trong tổng số 144 vụ điều tra chống bán phá giá mà Brazil tiến hành, có 50 vụ là nhằm vào Trung Quốc. Nhưng đây cũng là một con đường nguy hiểm. Một phương thức khác là hỗ trợ phát triển ngành sản xuất đồng bộ, giống như những nước sản xuất hàng hóa thành công khác mà họ đã làm. Na Uy với nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, cộng thêm sở hữu công nghệ công trình nước sâu tuyệt vời, họ có thể xuất khẩu những chuyên gia trong lĩnh vực này. Một thời Israel nổi tiếng về quả cam ngọt, nay nước này còn nổi tiếng hơn với công nghệ dẫn thủy nhập điền khi họ phát triển giống cam này. Ưu thế của Brazil nằm ở lĩnh vực khoa học nông nghiệp của nước này.

Chính vì vậy, Brazil bắt đầu thương thuyết Trung Quốc mở cửa thị trường nội địa sản xuất hàng nông sản. Trung Quốc – với ý thức được rằng, Brazil là đối tác thương mại có tầm chiến lược - đang lắng nghe mối quan tâm của chính phủ Brazil, đồng thời xem xét xóa bỏ những rào cản thương mại. Chắc chắn, bất kỳ hành động nào cũng sẽ có giới hạn. Nhưng nếu Trung Quốc thật sự hành động theo ý muốn của Brazil, thì điều này cho thấy, phương diện kinh tế và chính trị của Brazil đã có nước đi tốt trong toàn cầu hóa.

(Vitinfo)

  • “Khủng hoảng nợ” đang đến gần với nước Mỹ
  • Brazil: Cơn "sốt" đầu tư nông nghiệp
  • Mỹ sẽ đối mặt với “đại sóng thần tài chính”?
  • Mỹ nâng trần nợ hay hạ tín nhiệm?
  • Mỹ thiệt hại 48 tỷ USD do việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc
  • T. Geithner: “Sẽ có hậu quả thảm khốc nếu Quốc hội Mỹ không nâng mức nợ trần”.
  • Thế giới giảm mua tài sản Mỹ trong tháng 3
  • Ngành chế tạo Mỹ “trỗi dậy” mang ý nghĩa gì?