Một nghiên cứu mới đây do hãng sản xuất trang phục thể thao Li Ning thực hiên cho thấy ngày càng có nhiều người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng mua những sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc.
Được thành lập bởi vận động viên từng giành huy chương vàng Olymics 1984, năm 2011 lần đầu tiên hãng Li Ning đã cho ra mắt dòng sản phẩm trang phục thể thao ngay trên đất Mỹ. Công ty có trụ sở Bắc Kinh đã hợp tác với Acquity Group, công ty tư vấn marketing và thương mại điện tử trong việc đem các sản phẩm của Li Ning đến với nhiều người tiêu dùng tại Mỹ.
Cũng theo nghiên cứu này, trong vòng 5 năm qua, có một sự thay đổi lớn trong quan niệm của người tiêu dùng Mỹ về các thương hiệu Trung Quốc. Khoảng 62% người Mỹ cho biết họ có xu hướng mua nhiều sản phẩm của các công ty Trung Quốc hơn so với thời kỳ năm 2007.
Hai nhóm tiêu dùng "Millennials" trong độ tuổi 18 đến 25 và những hộ gia đình có thu nhập trên 225.000 USD có xu hướng thích các thương hiệu Trung Quốc nhất.
"Sự cởi mở của nhóm Millenials và tầng lớp thượng lưu là yếu tố quan trọng trong chiến dịch của chúng tôi, vì nó mở ra cơ hội cho chúng tôi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc và đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu của người Trung Quốc", Craig Heisner, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh, marketing và bán hàng của Li Ning.
Hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ tin rằng chất lượng các thương hiệu Trung Quốc sẽ cạnh tranh với các loại hàng hóa của Mỹ trong 5 năm tới.
Các mặt hàng điệu tử được yêu thích nhất trong số các mặt hàng Trung Quốc với nhà sản xuất Haier và hãng sản xuất máy tính Lenovo là những cái tên nổi tiếng nhất.
Li Ning đặc biệt nhận được thiện cảm từ nhóm khách hàng Millennials. "Đó là dấu hiệu tích cực cho thấy chiến lược thương hiệu của chúng tôi đang đi đúng hướng", Heisner cho biết.
Shaynah Kowitz, một khách hàng Mỹ 28 tuổi nói, cô đánh giá một sản phẩm dựa trên chất lượng của sản phẩm đó chứ không phải ở việc sản phẩm được sản xuất ở đâu.
"Một thương hiệu Trung Quốc này có thể có chất lượng tốt, thương hiệu khác có thể không tốt. Tôi không đánh giá sản phẩm dựa trên nguồn gốc xuất xứ. Tôi nghĩ các thương hiệu Trung Quốc trải qua thời gian sẽ được công nhận ở Mỹ. Thực tế, hầu hết các sản phẩm mà chúng tôi dùng đều sản xuất ở Trung Quốc."
Dana Sease, 25 tuổi cho biết, cô đã du lịch Trung Quốc cùng gia đình 2 năm trước và họ đều rất hài lòng với những sản phẩm Trung Quốc mà họ mua trong chuyến đi. "Tôi nghĩ các sản phẩm Trung Quốc sẽ được công nhận bởi nền kinh tế Trung Quốc đang vận hành rất tốt".
Còn bà Ann Lee, một chuyên gia Trung Quốc làm việc tại New York, nhà nghiên cứu trong nhóm think tank Demos và giảng viên ĐH New York, tác giả cuốn "What US Can Learn from China) (tạm dịch: Những điều Mỹ có thể học từ Trung Quốc) cho biết, cô không bất ngờ với kết quả nghiên cứu của Li Ning.
"Quan niệm sảm phẩm "Made in China" có chất lượng kém không chỉ có ở người Mỹ, người châu Âu cũng nghĩ thế. Họ lo ngại các sản phẩm giả. Các thế hệ trước đây đã mang quan niệm đó và rất khó để thay đổi tư duy của họ. Còn những người trẻ hơn không có quan niệm đó và ngày càng cởi mở hơn với các mặt hàng Trung Quốc".
"Cùng với thời gian, người Mỹ sẽ càng thêm cởi mở vì các sản phẩm Trung Quốc vẫn tiếp tục được nâng cao về chất lượng".
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa có một thương hiệu thuộc "Top 100 các thương hiệu toàn cầu", Crocker Coulson, Chủ tịch CCG Investor Relations, nhà tư vấn cho nhiều công ty Trung Quốc nhận xét.
"Trung Quốc vẫn là 'con rồng ngủ' trong khía cạnh đó. Thương hiệu chỉ có thể xây dựng được qua thời gian. Bạn phải xây dựng quan hệ với giới truyền thông, các thị trường tài chính và chính phủ. Tất cả phải được đồng bộ hóa để truyền tải cùng một thông điệp."
Theo Eric Schmidt, nhà sáng lập và chủ tịch China Entrepreneur, một công ty tư vấn có trự sở tại Bắc Kinh, các công ty Trung Quốc vẫn đang cố gắng học theo những gã khổng lồ phương Tây như P&G trong việc xây dựng thương hiệu.
"Mọi người thường nghĩ Trung Quốc chỉ là nơi gia công sản xuất. Họ không hiểu chất lượng sản phẩm và thương hiệu của Trung Quốc. Sau 10 năm nữa, mọi thứ sẽ thay đổi vì các công ty Trung Quốc học hỏi rất nhanh. Họ sẽ sớm học được các chiêu marketing.", Schmidt nhấn mạnh.
(Theo VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com