Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước Mỹ trên đà “phi công nghiệp hóa”

Tuy vẫn là cường quốc kinh tế số 1 thế giới, nhưng nước Mỹ lại đang bị tụt hậu so với nhiều nước khác về một loạt lĩnh vực quan trọng.

Quyền lực bị xói mòn


Những tòa tháp văn phòng chọc trời của Wall Street ở Hạ Manhattan (New York) vốn là biểu tượng của kinh tế Mỹ. Thế nhưng, sức mạnh kinh tế Mỹ đang bị xói mòn, khi bị mất dần một số lĩnh vực hàng đầu không chỉ vào tay Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Đội ngũ đối thủ thách thức Mỹ xem ra ngày càng đông đảo hơn.

Lĩnh vực sáng tạo

Viện Battelle Memorial ở Columbus (bang Ohio) đã ước tính Mỹ sẽ tiếp tục bị mất điểm trên thế giới về khía cạnh ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển. Cơ quan đăng ký bản quyền Mỹ cho biết tỷ lệ đăng ký phát minh của Mỹ đã giảm từ mức 55% cách đây 15 năm xuống còn 49%. Tuy chưa phải là một vụ lở đất chết người, nhưng đó lại là một sự xói mòn có hệ thống.

Thông tin liên lạc


Cách đây 10 năm, Mỹ còn xếp thứ 4 xét về việc sử dụng băng thông rộng trên Internet. Hiện thời, nước Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 15. Đáng chú ý là không một chiếc nào trong số 1,2 tỷ chiếc điện thoại di động sản xuất năm 2008 được lắp ráp ở Mỹ.  Chỉ có điều, nhiều doanh nghiệp Mỹ lại hưởng lợi từ những hàng hóa kỹ thuật cao như Apples iPhone, mặc dù chúng được lắp ráp ở Trung Quốc và sử dụng chi tiết do hàng chục quốc gia khác cung cấp. (03)

Công xưởng thế giới

Các con số thống kê cho thấy sự tụt lùi về thị phần của Mỹ trong tổng sản lượng công nghiệp thế giới: từ chiếm 25,3% cách đây 10 năm xuống còn 16,8% cách đây 2 năm. (04)

"Phi công nghiệp hóa"


Quá trình này được thể hiện rõ ràng qua những con số đáng buồn. Kể từ năm 2001 đến nay, nước Mỹ đã có tới 42.000 xí nghiệp bị đóng cửa và bị mất đi 5,5 triệu chỗ làm việc.  (06)

Dịch vụ


Đến cuối năm 2012, châu Á sẽ chiếm 2/3 tổng số các văn phòng được xây dựng mới, trong khi nước Mỹ chỉ chiếm có 8%.  .(07)

Tài chính

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại cac ngân hàng Mỹ hay trái phiếu Mỹ đang ngày càng gia tăng, mặc dù đây cũng là một chỉ dấu cho thấy lòng tin vào cường quốc kinh tế số 1 thế giới này. Kể từ tháng 6/2002, tỷ lệ này đã tăng từ 61,7% lên 78,9%. Điều này khiens cho thâm hụt ngân sách của nước Mỹ lên tới 1,3 nghìn tỷ USD. (09)

Hy vọng


Tuy nhiên, cũng có diễn biến chống lại những kịch bản về sự suy tàn của nước Mỹ. Theo tính toán của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới, trong tương lai, nước Mỹ vẫn còn nằm trong số 5 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Tổ chức tư vấn PwC cũng tiên đoán vào năm 2050, Mỹ vẫn là một trong ba cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, trong khi “cường quốc xuất khẩu” Đức không còn lọt vào Top 10.

(tamnhin)