Trong khi các cường quốc hàng đầu trên thế giới đang thực hiện chính sách cố gắng chi tiêu theo cách riêng để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ, điển hình là Anh, thì Mỹ lại đứng ngoài cuộc.
“Mỹ muốn tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá,” ông Axel Merk, chủ tịch quỹ tương hỗ Merk Mutual Funds – quỹ chuyên đầu tư tiền tệ - nói.
Lập trường của Mỹ đang khiến nhiều nhà kinh tế càng ngày càng lo ngại, đặc biệt khi Mỹ đang có khoản nợ trị giá 13 nghìn tỷ USD và dự kiến thâm hụt ngân sách sẽ đạt mức kỷ lục 1,56 nghìn tỷ trong năm tài chính 2011. Đây có thể sẽ trở thành chủ đề chính được tranh luận tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Toronto.
Có nhiều lý do khiến các nhà kinh tế lo ngại về chính sách tài chính và tiền tệ của Mỹ. Ông Merk cho rằng, mối đe dọa lớn nhất đó là, Mỹ đang tự thu mình trong góc và “nuôi” lạm phát tiềm năng bằng cách phát hành rất nhiều nợ kho bạc và duy trì lãi suất thấp.
Theo ông, có thể các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mặn mà với lợi nhuận thấp mà nợ Mỹ mang lại. Nếu điều đó xảy ra, lợi tức trái phiếu sẽ nhanh chóng tăng vọt nếu các nhà đầu tư bán nợ kho bạc Mỹ và chuyển hướng quan tâm sang các tài sản khác.
Thâm hụt ngày càng lớn cuối cùng cũng có thể sẽ khiến Mỹ cắt giảm tín dụng, mặc dù điều đó, theo các chuyên gia là khó xảy ra.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của các nước Anh, Đức và các nước PIIGS (chữ viết tắt của các nền kinh tế Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha), đây không nhất thiết là giải pháp tốt nhất. Bất kỳ sự cắt giảm ngân sách nào, đặc biệt khi kết hợp với tăng thuế, có thể sẽ có hại nhiều hơn lợi.
Bản chất của việc thắt chặt chi tiêu sẽ tổn hại tới nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để trì hoãn cắt giảm ngân sách, nhưng nếu đi quá xa, việc này có thể sẽ phá hủy các cơ hội phục hồi kinh tế.
Hôm 22/6, chuyên gia kinh tế Carl Weinberg thuộc High Frequency Economics cho rằng, đây là sự trớ trêu của chính sách thắt chặt tài chính hiện nay. Chính sách này cân đối ngân sách, nhưng nó lại kìm hãm tạm thời sự phát triển của nền kinh tế.
Vấn đề lớn nhất đó là, việc thắt chặt chi tiêu và tăng thuế có thể khiến thị trường lao động của Mỹ thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Với tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức gần 10% trong cả nước, một số người cho rằng, đây là lý do khó có thể chấp nhận cho việc cắt giảm ngân sách trầm trọng hiện nay. Nền kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế không đủ để giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn. Chính vì vậy, việc cắt giảm ngân sách với Mỹ lúc này là không thể, theo chuyên gia tài chính Jeffrey Bergstrand thuộc đại học Notre Dame. Ông cho rằng, tại thời điểm này, Mỹ chưa nên phát hành các gói kích thích kinh tế mới, tuy nhiên, cũng không nên biến các khoản nợ và thâm hụt ngân sách trở thành ưu tiên của Mỹ.
Theo ông, nếu Mỹ làm được như vậy, cơ hội để quốc gia này phục hồi kinh tế chắc chắn sẽ nhanh hơn châu Âu. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nợ dài hạn kể từ khi lạm phát chưa phải là mối quan tâm thực sự. Vấn đề lạm phát không thể tự hết, song Mỹ có thể kìm hãm lạm phát gia tăng.
Theo Giám đốc điều hành của Fusion IQ, hiện giờ có thể coi lạm phát là “kẻ thù kinh tế” số một của Mỹ và việc giảm chi tiêu cũng như tăng thuế tại thời điểm này là phản tác dụng với Mỹ.
(vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com