Hôm thứ 2 vừa qua, tổng thống Obama đã cho biết rằng ông sẽ xem xét việc sử dụng nguồn tiền từ gói cứu trợ các ngân hàng thuộc sở hữu chính phủ nhằm cắt giảm số tiền thiếu hụt và bên cạnh đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn sau buổi gặp mặt với thủ tướng Thổ Nhĩ Kì ông Tayyip Erdogan, ngài tổng thổng đã cho biết rằng gói cứu trợ tài chính trị giá 700 tỉ đô la- được gọi với cái tên là chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP)- đã tiêu tốn của Bộ tài chính ít hơn so với dự kiến trước đó, từ đó có thể sử dụng số tiền trên vào những mục đích khác.
Một khả năng đã được ngài trích dẫn rằng: việc sử dụng khoản tiền trên để giúp những doanh nghiệp nhỏ có được vay, từ đó mở rộng việc kinh doanh và sử dụng thêm lao động.
“Một phần khác của khoản tiền có thể góp phần làm giảm con số thua lỗ trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp.” Ông Obama đã nói với phóng viên: “Câu hỏi đặt ra là, có hay không sự chọn lọc phương án tiếp cận, có phù hợp với mục tiêu ban đầu của TARP hay không, điển hình là việc đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động cho vay, và điều đó sẽ thích hợp trong việc thúc đẩy tăng trưởng số việc làm dành cho người lao động.”
Ý kiến của ngài tổng thổng được đưa ra ngay sau khi Bộ Tài chính đưa ra bản báo cáo rằng họ trông đợi có thể thu hồi tất cả số vốn của chương trình, ngoại trừ khoản tiền 42 tỉ đô la của gói cho vay 370 tỉ đô la tới những doanh nghiệp gặp khó khăn kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào cuối năm 2008, với khoản cho vay các ngân hàng, thực sự đã mang về một chút lợi nhuận nhìn thấy được.
Bản đánh giá mới về chương trình cứu trợ trị giá 700 tỉ đô la đã được đưa ra bởi 2 văn phòng bộ tài chính vào chủ nhật vừa qua trước bản báo cáo chi tiết với Quốc hội hôm thứ 2 tuần này, đó thực sự là một sự cải thiện đáng kể so với bản báo cáo ước lượng của Obama mùa hè trước của 341 tỉ đô la có khả năng lỗ trong chương trình TARP. Những con số trên đã đưa ra dự đoán về nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cần nhiều biện pháp can thiệp mạnh tay và hiệu quả từ chính phủ.
Giới quan chức cho biết chính phủ có thể mất 100 tỉ đô la hoặc nhiều hơn từ chương trình cứu trợ trên những khoản vay mới dành cho ngân hàng, viện trợ những chủ đầu tư gặp khó khăn và tín dụng cho những doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, những con số ước lượng mới đây sẽ thấp hơn mức dự báo thâm hụt của chính phủ trong năm tài chính này, được bắt đầu vào tháng 10 tới mức 1,3 nghìn tỉ đô la từ con số 1,5 nghìn tỉ.
Bản báo cáo này có thể làm dịu xuống những sự tức giận của công chúng, những người phản đổi cả đảng chính trị cũng như gói cứu trợ kinh tế nói trên.
Các nhà lãnh đạo quốc hội đang thực hiện những kế hoạch về việc đưa ra các gói kích thích kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tât nhiên, những khả năng có thể đem đến thua lỗ của chính phủ vẫn còn mở rộng, vượt ra ngoài chương trình của Bộ tài chính. Cục dự trữ liên bang vẫn giữ những danh mục đầu tư của các gói tái thế chấp chứng khoán trong khi giá cả thị trường vẫn chưa thể biết trước được.
Theo các quan chức của Bộ tài chính cho biết: những hình ảnh cải thiện từ chương trình của Bộ tài chính là kết quả của sự phục hồi đáng kể hơn mức dự kiến từ những khoản cho vay của chính phủ, và thực tế là các khu vực tài chính đã phục hồi từ cú rơi tự do của nó trong năm ngoái, chính phủ đã không phải sử dụng nhiều hơn từ gói 700 tỷ đô la cho vay trong năm nay, trước đó bộ tài chính đã từ chối thảo luận về các báo cáo trước khi được trình bày với Quốc hội.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Mỹ đã trở thành ngân hàng lớn cuối cùng cho biết rằng họ đang huy động nguồn vốn tư nhân và sẽ sớm trả nợ khoản vay từ gói cứu trợ 450 tỉ đô la. Một khi những khoản thanh toán được thực hiện, Citigroup sẽ là ngân hàng lớn cuối cùng còn ràng buộc với chính phủ.
Các ước tính khoảng 420 tỉ đô la trong khoản thâm hụt là một con số chân thực mà các bản kê khai trước đó đối với một số lợi nhuận để bù đắp tổn thất.
Các quan chức Bộ tài chính cho biếtrằng chính phủ đã mất khoảng 600 tỉ đô la, gần một nửa dành để cứu trợ Chrysler và General Motors, một nửa khác dành cho tập đoàn bảo hiểm khổng lồ American International Group.
Tuy nhiên chính phủ đã lên kế hoạch về một mức lợi nhuận 19 tỉ đô la và có lẽ nhiều hơn về khoản 245 tỉ đô la cho vay tới các ngân hàng, thông qua lãi suất, cổ tức và việc mua bán chứng từ của chính phủ đã nhận được bảo đảm thế chấp.
Ngoài những tin tức tốt đẹp hiếm hoi trong vấn đề thâm hụt liên bang, các bản báo cáo về gói cứu trợ mới nhất có thể có mang tính chính trị và phân nhánh lập pháp.
Về mặt chính trị, chương trình của bộ tài chính đã không có được sự ủng hộ của người dân kể từ khi nó được tạo ra trong tháng 10/2008 bởi cựu Tổng thống George W. Bush và một quốc hội kiểm soát bởi đảng Dân chủ. Chương trình này liên tiếp nhận được những động thái phản ứng gay gắt của công chúng qua thời gian như là một biểu hiện cho nhiều người Mỹ trước sự thiên vị của chính phủ khi hướng về phố Wall trong khi trên những con phố chính người người đang đổ ra để tìm kiếm việc làm.
Cơn phẫn nộ phản đối những nhà cầm quyền tại Washington đang gây ra làn sóng nhiễu loạn đối với cả 2 đảng phái khi mà họ tiếp cận cuộc bầu cử giữa kỳ trong năm nay, và một số nhà lập pháp của đảng Cộng hoà đang ra sức chạy đua với những đối thủ chính yếu vì lý do số phiếu của họ năm ngoái được thiên vị bởi chương trình giải cứu kinh tế.
Đó là chưa rõ ràng giống như sự thay đổi khí hậu rằng những người nộp thuế nhận thấy họ không thực sự mất 700 tỉ đô la để giúp các ngân hàng lớn. Các quan chức bộ tài chính cho biết, khoản lỗ cuối cùng sẽ chỉ dừng ở mức một phần năm số tiền đó và có lẽ ít hơn.
Những nhà chức trách đã muốn dành khoản tiền chưa được sử dụng của quỹ cứu trợ dành cho khoản thâm hụt, tín hiệu từ các nhà lãnh đạo Quốc hội vào cuối tuần trước đã cho biệt rằng quốc hội sẽ không phản đối kế hoạch của họ. Ông Obama dự kiến sẽ đề cập đến những ý tưởng trong một bài phát biểu kinh tế sắp tới.
Chương trình giải cứu dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm 2009, tuy nhiên Bộ tài chính sẽ vận động những người có thẩm quyền của Quốc hội để mở rộng chương trình này vào năm 2010.
Ông Geithner, người đã trở thành người hứng chịu của chính quyền đối với sự tức giận trong cả hai đảng Dân chủ tự do và bảo thủ Cộng Hòa, cho biết "có những bộ phận của hệ thống mà vẫn còn rất hư hỏng" - tại ngân hàng, nhà ở, bất động sản thương mại và các doanh nghiệp nhỏ, tín dụng eo hẹp.
Ông nói rằng chính quyền sẽ đưa ra thông báo trong tuần này về việc khi nào và làm thế nào để kết thúc chương trình một cách an toàn.
Tại buổi điều trần trước quốc hội, ông ám chỉ dự báo về những cải tiến của Bộ tài chính dành cho chương trình, và nói rằng "chúng ta sẽ có thể thu hồi rất, rất đáng kể số tiền nhằm hướng tới các nhu cầu kinh tế quan trọng, lâu dài, nhu cầu của đất nước. "
Đó là dự đoán tương phản với báo cáo của chính quyền ngay sau khi ông Obama nhậm chức vào tháng giêng năm nay. Vì lo ngại rằng thất bại của các ngân hàng có thể gây kiệt quệ gói cứu trợ 700 tỉ đô la, họ đề nghị chi thêm 500 tỉ đô la trong thẩm quyền liên bang để cho vay trong lầ chi ngân sách đầu tiên của chính quyền vào tháng hai.
Thay vào đó, chỉ cần 700 tỉ đô la cứu trợ đến tay các ngân hàng sớm từ khi ông Obama trở thành tổng thống, làm cho một ủy quyền cho vay thứ hai trở nên không cần thiết. Trong khi đó theo thống kê từ bộ tài chính, các ngân hàng đã huy động vốn tăng 16 lần so với trước đó, 114 tỉ đô la từ nguồn vốn tư nhân.
Hiện giờ ông Geithner cho biết rằng các ngân hàng sẽ dần dần trả nợ 175 tỉ đô la trước khi năm 2010 kết thúc Theo thống kê của Bộ tài chính, cho đến nay theo tính toán về việc trả nợ như đã hứa hẹn của ngân hàng trung ương Mỹ cho biết ngân hàng đã hoàn trả 116 tỉ đô la,. Ngoài ra, trong tuần tới Bộ cho biết sẽ sẽ bán ra nhiều hơn các chứng khế ngân hàng của chính phủ cho những nhà đầu tư.
(Theo H.V // Stockbiz // Nytimes).
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com