Kinh tế của Mỹ đã ghi nhận những tín hiệu khả quan. (Ảnh: AP)
Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố các chỉ số kinh tế trong quý II/2009 cho thấy gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD đã phanh đà suy thoái sâu và Mỹ đã chọn đúng hướng.
Tổng thống Obama nêu rõ báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố ngày 31/7 về tình hình phát triển kinh tế của Mỹ trong quý vừa qua đã ghi nhận những tín hiệu khả quan.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định tiến bộ này có được là do gói kích thích kinh tế, được biết tới với tên Luật Tái đầu tư và Khôi phục nước Mỹ, bắt đầu phát huy tác dụng.
Theo ông, điều này chứng tỏ nước Mỹ đã đi đúng hướng. Song Tổng thống Obama cũng cảnh báo nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cần thêm thời gian để phục hồi hoàn toàn.
Theo DOC, trong quý II/2009, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đạt 141,1 tỷ USD, giảm 1% so với quý I, thấp hơn so với mức dự đoán 1,5% của giới chuyên gia. Mức suy giảm GDP đã có sự cải thiện mạnh mẽ, từ 6,4% trong quý I/2009 xuống còn 1% trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến hết tháng Sáu vừa qua.
Mức suy giảm trong quý II/2009 là dấu hiệu cho thấy tình trạng suy thoái tồi tệ nhất có thể đã qua.
Luật Tái đầu tư và Khôi phục nước Mỹ được Tổng thống Obama ký ban hành tháng Hai vừa qua nhằm hỗ trợ các chủ nhà vay thế chấp có nguy cơ bị tịch biên nhà, làm tan băng thị trường tín dụng, tăng trợ cấp thất nghiệp, cắt giảm thuế cho người dân có thu nhập trung bình cũng như tạo việc làm qua việc triển khai các dự án nâng cấp và xây mới các công trình cơ sở hạ tầng như đường, cầu, trường học và bệnh viện.
Đây là một trong những kế hoạch chi tiêu công cộng lớn nhất mà một Tổng thống Mỹ ký kể từ Chiến tranh thế giới thứ II./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Đó là nhìn nhận mới nhất của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma về kinh tế Mỹ được giới truyền thông Bắc Mỹ chú ý trong 48 giờ qua sau đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa ra phán quyết rằng Brazil có thể thực hiện các biện pháp trừng phạt trả đũa nhằm vào Mỹ trong vụ tranh chấp về việc Washington trợ giá mặt hàng bông.
Phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng ngày 1/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định nền kinh tế bị tổn thương của Mỹ đang đi đúng hướng sau khi lĩnh vực sản xuất lần đầu tiên tăng trưởng trong 18 tháng qua.
Ngày 4/9, chính quyền Mỹ lên tiếng bày tỏ “sự lo ngại sâu sắc” trước việc Triều Tiên tuyên bố ở vào giai đoạn cuối của quá trình làm giàu uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Mỹ và Colombia vừa đạt được thỏa thuận quân sự, theo đó Bogota sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng bảy căn cứ quân sự tại quốc gia Nam Mỹ này. Các nước Mỹ la-tinh phản đối mạnh mẽ thỏa thuận quân sự giữa Washington và Bogota và cho rằng nó đe dọa hòa bình và an ninh khu vực đang phát triển khá ổn định trong những năm gần đây.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) mới công bố nghiên cứu khoa học cho thấy tất cả mẫu cá nước ngọt từ 291 con sông tại Mỹ đều dư lượng methylmercury, thuỷ ngân ở dạng hoà tan trong chất béo. Khoảng 1/4 số mẫu kiểm tra có lượng thuỷ ngân cao hơn giới hạn an toàn do cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xác định cho người dùng, hơn 2/3 mẫu cá có dư lượng thuỷ ngân quá mức an toàn cho các loài động vật có vú ăn cá khác. Nguồn gốc của thuỷ ngân có trong cá xuất phát từ chất thải ô nhiễm của các nhà máy điện dùng than đá. Thuỷ ngân thải ra qua khói, tích tụ trong mưa và tuyết rồi trôi vào các dòng sông. Thuỷ ngân thải từ các nhà máy điện của Mỹ chiếm 40% lượng thuỷ ngân từ các hoạt động của con người gây ra tại Mỹ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.