Công ty Rand chuyên nghiên cứu phân tích về chính sách của Mỹ đã tiến hành điều tra và thấy rằng: có tới 20% binh sĩ Mỹ sau khi rời khỏi chiến trường Iraq ba đến bốn tháng thì mắc phải các loại bệnh tâm lý, trong đó có hội chứng tự sát.
Các cựu binh Iraq bên mộ chiến hữu. |
Đồng thời kết quả khám bệnh của Trung tâm kiểm tra sức khỏe tâm lý của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho thấy: có 19,1% lính Mỹ từ Iraq trở về có vấn đề về tâm thần. Biểu hiện bệnh lý của những người bị bệnh này bao gồm: trầm cảm, lo lắng, dễ nổi xung, thường gặp ác mộng hoặc không thể tập trung tâm trí vào việc gì... Những chứng bệnh tâm lý này thường ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của họ, khiến họ trở nên nóng nảy, dễ nổi xung, thậm chí gây ra bạo lực gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh.
Trong 7 năm từ 2002 đến 2009, có hơn 30 ngàn lính Mỹ bị thương trên hai chiến trường Iraq và Afghanistan. Cũng trong thời gian đó, có hơn 4.700 người buộc phải rời chiến trường vì nguyên nhân sức khoẻ tâm lý (các bệnh tâm thần), chiếm tới 14% số binh sỹ bị thương. Tuy nhiên con số 14% này chỉ gồm những người bị bệnh tâm thần nặng buộc phải cho hồi hương, không bao gồm những người bị nhẹ được đưa trở lại chiến trường sau khi điều trị bệnh tạm ổn.
Lầu Năm Góc xác nhận, tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chiến tranh ở Iraq, số lính chết do tự sát chiếm 1/10 số lính tử vong. Douglass, 35 tuổi, cựu binh ngạch dự bị thừa nhận, sau khi từ Iraq trở về, dù đã cố gắng, nhưng anh không thể nào quên được những cảnh tượng hãi hùng đã trải qua ở Iraq. Cuối cùng không thể chịu đựng nổi sự giày vò về tinh thần, anh đã tự bắn vào đầu bằng súng săn.
Khác với các cuộc chiến trước đây, sứ mạng của lính Mỹ ở Iraq là trấn áp những phần tử vũ trang chống lại người Mỹ, không có sự phân tuyến rõ rệt giữa mặt trận và hậu phương. Quân lính lại ít so với nhu cầu nên binh sỹ hầu như không có thời gian nghỉ ngơi, lúc nào cũng phải căng người cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Sự mệt mỏi quá mức là nguyên nhân quan trọng gây nên hội chứng tâm thần của binh lính sau khi chiến tranh kết thúc.
Do bị “tấn công” bởi các bệnh tâm thần, nên tỷ lệ tự sát trong quân đội Mỹ luôn rất cao, gần như đến mức không thể khống chế. Qua điều tra cho thấy, nửa đầu năm 2009 số lính chết do tự sát còn nhiều hơn số chết ngoài chiến trường. |
Trong cuộc chiến tranh Iraq, có hơn 15.000 lính Mỹ được thừa nhận bị tàn phế nghiêm trọng, nhưng họ đã trở thành bộ phận bị lãng quên trong cuộc chiến. Theo hãng AP, rất nhiều thương bệnh binh không được chăm sóc sức khoẻ tốt, thậm chí khá nhiều lính Mỹ vừa từ Iraq trở về đều lâm vào cảnh ngộ đó. Ở Mỹ hiện nay đã xuất hiện một tầng lớp cựu binh tuổi 20. Họ đều là những người cụt chân hoặc mất tay.
Một cựu binh mắc bệnh tim và da liễu nghiêm trọng ở Iraq nói: “Chúng ta không phải là một quân đội mà là hai. Những thương bệnh binh phải sống trong những boong ke bê tông không có nhà tắm, họ sống trong bóng tối và sự chán chường. Mỗi căn hầm chứa tới 60 thương binh. Điều kiện sống ở đây thích hợp cho huấn luyện chứ không hợp cho dưỡng thương”.
Trước khi về Mỹ, nhiều thương binh được đưa tới một bệnh viện ở Đức điều trị, một bệnh viện chuyên chữa trị cho những người cụt chân tay. Dĩ nhiên, không phải tất cả thương binh đều được nhận Huân chương, cũng không phải ai cũng được nằm phòng đơn, có người phải ở trong các phòng bệnh có từ thời Chiến tranh thế giới thứ Hai. Những người này đã thổ lộ tâm trạng thất vọng, chán chường trên e-mail và blog cá nhân. Họ còn chỉ trích mạnh mẽ cách chính phủ xử lý cuộc chiến tranh này.
Hàng loạt vấn đề khác cũng đã nảy sinh, trong đó tỷ lệ ly hôn trong quân đội Mỹ không ngừng gia tăng. Lầu Năm góc nói, trong số 765.000 lính Hải, Lục, Không quân, có 27.000 vụ ly hôn. Các chuyên gia hôn nhân cho biết, điều này có liên quan rất lớn đến vấn đề về tâm lý mà các binh lính gặp phải trên chiến trường.
(Theo Thu Thủy // Tienphong Online // Sohu)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com