Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai Cập khan hiếm nước sạch

 
Nhiều người Ai Cập khó khăn mới có nước sinh hoạt hằng ngày.  
Ở Ai Cập, nước khan hiếm tới mức nhiều nông dân buộc phải sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng. Hiện nay, chính phủ đang cố xử lý vấn đề bằng cách hiện đại hóa hệ thống thủy lợi và dạy nông dân cách giữ gìn bảo tồn nguồn nước.

Nông dân Sa-la Ap-đơn Ha-lim là một trong rất nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn khan hiếm nước. Anh sống ở vùng nông thôn Ta-mi-i-a ở phay-um, cách thành phố Cai-rô 70 km về phía tây nam. Ðó từng là một ốc đảo tươi tốt, nhưng dần dần bị sa mạc chung quanh xâm lấn. Ha-lim trồng ngô, củ cải đường và cỏ linh lăng trên gần nửa ha đất của anh và kiếm tiền chỉ đủ để nuôi sáu miệng ăn trong gia đình. Không có đủ nước tưới sạch trong các kênh, mương chính, nên như những nông dân bản địa khác, anh phải trông cậy vào nước thải nông nghiệp pha lẫn với nước sạch ở nhà máy gần đó. Anh nói: 'Nước tưới chúng tôi có chỉ nhỏ giọt. Chúng tôi phải dùng nước sạch lẫn với nước thải từ cống'.

Ai Cập, đất nước với 80 triệu dân hiện đang trong tình trạng ở dưới mức thiếu nước của Liên hợp quốc là 1.000 m3 nước/người/năm. Trong tương lai, nạn khan hiếm nước sẽ còn tệ hơn nữa, Ri-at An-đam, người đứng đầu dự án nghiên cứu nước ở trường Kỹ thuật Cai-rô nói. Tổng lượng nước tiêu thụ ở Ai Cập đã tăng 17% trong năm năm qua theo các nghiên cứu do trường tiến hành. Những báo cáo gần đây cho biết nguồn nước hằng năm sụt giảm 15,2 tỷ m3 cho tới 2017. Mức tiêu thụ nước trung bình đầu người của Ai Cập là 700 m3/người/năm, dưới mức ở dưới mức thiếu nước của Liên hợp quốc là 1.000 m3/người/năm. Mức trung bình thế giới hiện là gần 7.000 m3/người/năm.

Các quan chức nói rằng việc gia tăng dân số và đô thị hóa đang gióng lên tiếng chuông báo động. Mùa hè vừa qua, hàng chục nghìn người Ai Cập đã xuống đường phản đối việc thiếu nước, theo IRIN - dịch vụ cấp tin cho văn phòng của Liên hợp quốc dành cho hợp tác về các vấn đề nhân đạo. Các chuyên gia nói rằng nông nghiệp chịu trách nhiệm tiêu thụ 70% lượng nước và đổ lỗi cho phương pháp tưới truyền thống gây nên thất thoát từ 8 đến 17 tỷ m3/năm.

Trong suy nghĩ của Ha-lim, nước tưới là miễn phí nhưng anh phải trả 100 đô Ai Cập (20 USD) một tháng để duy trì việc chạy máy bơm. Mọi người phải chờ đến lượt để lấy nước, mỗi lần như vậy phải cách từ mười đến 15 ngày nếu họ may mắn. Ha-lim nói rằng độ mặn cao trong nước tác động đến độ màu mỡ của đất và trong trường hợp tệ hơn sẽ gây nên việc thoái hóa đất canh tác.

Nhưng tình hình ở đó còn khá hơn những nông dân ở làng gần A-bun Nou. Họ dùng nước thải chưa xử lý để cứu cây cối đang chết khô, bất chấp nguy hiểm tiềm tàng đến sức khỏe của cộng đồng và gia súc đang chết khát của họ.

Sự khan hiếm nước đã đẩy nhiều nông dân bỏ đồng ruộng và tìm phương kế sinh nhai ổn định hơn ở nơi khác. Những người chọn cách ở lại đang tìm những giải pháp mới cho vấn đề này. Nhiều người trở thành thành viên của Hiệp hội sử dụng nước, tổ chức đưa nông dân vào các dự án quản lý nguồn nước do nhà nước tài trợ. Các dự án này giúp nông dân đào những kênh nước tưới của riêng họ và giáo dục họ về việc bảo tồn  giữ gìn nguồn nước. Phai-gia, nông dân ở phay-um, Ai Cập nói: 'Tôi đã từng để vòi nước chảy không... Ðó là trước khi tham gia những lớp học này, giờ tôi mới biết tiết kiệm từng giọt nước'.

Ka-man Ta-ha, giám đốc thủy lợi phay-um cho biết: 'Hệ thống nước sinh hoạt hay nước tưới đều quá cũ nát và trong tình trạng cần được sửa chữa duy tu. Chúng tôi đang thực hiện thay mới và từng bước hiện đại hóa phương pháp tưới'.

Chính phủ cố giải quyết tình trạng thiếu nước bằng cách kết hợp sử dụng những công nghệ mới. Việc tái xử lý nước và giáo dục nhằm thay đổi thái độ của người dân nhằm khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết hơn nữa. Ðến nay, những phương pháp tiết kiệm nước hiện đại như việc tưới nhỏ giọt và bình tưới nhỏ giọt được dành riêng cho những vùng đất sa mạc đã được tái sinh bởi chúng khá đắt.

Ðia En Quây-xi, chuyên viên tư vấn của Bộ thủy lợi nói: 'Ðiều mà Ai Cập đang cố làm lúc này là chuyển những cánh đồng rau và vườn cây ăn quả ở thung lũng và đồng bằng sông Nin từ cách tưới theo tập quán thành cách tưới hiện đại. Chúng tôi bắt đầu với khu vực khoảng 350.000 ha và nơi này sẽ tiết kiệm khối lượng nước lớn. Mọi người đều muốn có nước và không có cách nào ngoài cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi'.

(Theo DƯƠNG QUÂN/Tổng hợp từ CNN, National Geographic và IRIN)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi