Châu Phi đã thay đổi từ một trường hợp từ thiện của thế giới thành vùng đất của những cơ hội đầu tư.
Cách đây không lâu, thế giới thương tiếc cho sự đổ vỡ lục địa đen. Trong tuyên bố vào năm 2001, Thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định "Tình hình tại Châu Phi là một vết sẹo trong lương tâm của thế giới," lời khẳng định này sau đó đã được lặp lại nhiều lần. Nội chiến, kinh tế trì trệ, và gánh nặng bệnh tật dường như không thể đảo ngược tình trạng nghèo đói vĩnh viễn ở khắp châu lục.
Tuy nhiên, một thập kỷ sau đó, Châu Phi đã bỏ lại đằng sau thời kì u ám và đen tối. Từ một vùng đất đầy đau thương, ngày nay Châu Phi vẫn tồntại với các trung tâm đô thị ngày càng mọc lên nhiều hơn, phát triển tầng lớp tiêu dùng cùng những giao dịch kinh doanh nóng. Đó là vùng đất của cơ hội.
Trên thực tế, hiện nay Châu Phi là một trong những khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2008, GDP chung của lục địa đen tăng trưởng 4,9% mỗi năm – tăng nhah gấp hai lần so với những thập kỷ trước đó. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế của châu Phi đạt 1,6 nghìn tỷ USD, gần ngang bằng với Nga và Brazil.
Châu Phi là một trong hai châu lục – cùng với Châu Á – có GDP tăng trong thời suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2009. Và các khoản thu trực tiếp từ tài nguyên thiên nhiên -nền tảng của nền kinh tế châu Phi - chỉ chiếm 24% tăng trưởng trong thập kỷ qua, phần còn lại đến từ các các lĩnh vực đang bùng nổ khác như tài chính, bán lẻ, nông nghiệp, và viễn thông. Không phải mọi quốc gia ở châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ diễn ra hầu như ở khắp mọi nơi.
Cải cách chính phủ, chính trị ổn định hơn rất nhiều, cải thiền tình hình kinh tế vĩ mô, cùng với một môi trường kinh doanh lành mạnh hiện đang được tiến hành ở vùng đất tưởng như phải bỏ đi một cách tuyệt vọng. Lạm phát đã giảm xuống mức trung
bình 8% trong những năm gần đây, chỉ sau một thập kỷ, mà trong thời gian đó đã duy trì ở mức 22%.
Các nước Châu Phi đã hạ bớt các rào cản thươngmại, cắt giảm thuế, tư nhân hóa các doanh nghiệp, và tự do hóa nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngân hàng. Hiện nay, Châu Phi tự hào có hơn 100 doanh nghiệp nội địa do doanh thu hơn 1 tỷ USD. Và dòng vốn chảy vào lục địa này tăng từ 15 tỷ USD vào năm 2000 lên 87 tỷ USD trong năm 2007. Lý do hoàn hảo để giải thích điều này: Châu Phi đưa ra tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cao nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Những rủi ro rất lớn và sự bất ổn định chắc chắn vẫn còn, nhưng xu hướng dài hạn vẫn khả quan. Nhu cầu hàng hóa của thế giới đang tăng lên, và Châu Phi cũng là địa điểm thuận lợi để sinh lời. Nhu cầu phát triển nhanh nhất đối với nguyên liệu đầu vào đến từ thế giới của các nền kinh tế mới nổi, trong đó khu vực cận Sahara hiện đang chiếm một nửa.
Những sản phẩm của Châu Phi như dầu, khí đốt, khoáng sản, và tài nguyên khác khác dự kiến sẽ tăng trưởng 2-4 % mỗi năm trong 10 năm kế tiếp. Với mức giá hiện nay, điều này sẽ nâng cao giá trị sản xuất tài nguyên lên tới 540 tỷ USD vào năm 2020 - và có thể còncao hơn nhiều tùy thuộc vào sự tăng giá của hàng hóa.
Một tài nguyên lớn hơn của tăng trưởng sẽ là sự tăng trưởng của tiêu dùng đô thị tại Châu Phi. Năm 1980, chỉ 28% người châu Phi sống ở các thành phố. Ngày nay, 40% dân số của lục địa sống ở các đô thị, tỷ lệ này gần bằng với Trung Quốc, lớn hơn Ấn Độ, và có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Số hộ gia đình có thu nhập theo ý muốn dự kiến sẽ tăng 50% trong 10 năm tiếp theo lên tới 128 triệu. Hiện tại, chi tiêu hộ gia đình của châu Phi đứng đầu với 860 tỷ USD một năm, lớn hơn cả Ấn Độ và Nga. Và tiêu dùng tại châu Phi đang tăng nhanh gấp 2 đến 3 lần so với ở các nước phát triển giàu có và có thể đạt 1,4 nghìn tỷ USD doanh thu hàng năm trong vòng một thập kỷ.
Không có sự tăng trưởng nào giống sự như tăng trưởng nào, và việc đô thị hóa của Châu Phi cũng tăng nhu cầu đối với các tuyến đường mới, hệ thống đường sắt, nước sạch, điện, và cơ sở hạ tầng khác. Ngay cả nông nghiệp, lĩnh vực châu Phi bị tụt hậu từ lâu, cũng sẵn sàng để cất cánh.
Lục địa này có tới 60% đất canh tác bỏ hoang trên thế giới .Vì vậy, nếu nông dân đưa thêm đất vào sử dụng, tăng năng suất cây trồng chính lên 80% mức trung bình thế giới, và chuyển sang canh tác cây trồng có giá trị cao hơn, lục địa của những người nông dân có thể tăng giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm của họ từ 280 tỷ USD ở thời điểm hiện nay lên khoảng 500 tỷ USD vào năm 2020.
Các công ty đa quốc gia cũng đã sẵn sàng thay đổi tư duy, ngay cả khi chính trị thế giới vẫn tồn tại suy nghĩ coi Châu Phi như một trường hợp từ thiện. Kể từ năm 2000, các công ty viễn thông đã đăng ký 316 triệu thuê bao mới tại Châu Phi, nhiều hơn dân số của Hoa Kỳ.
Walmart gần đây cũng chào giá 4,6 tỷ USD cho một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất tại khu vực này này, đồng thời xác nhận rằng các doanh nghiệp toàn cầu cho rằng châu Phi có tiềm năng thương mại với quy mô chưa từng thấy kể từ khi Trung Quốc mở cửa hơn 20 năm trước đây.
Những triển vọng sẽ chỉ phát triển như khi châu Phi đô thị hóa. Hiện tại, châu lục này có đến 52 thành phố với dân số ít nhất là 1 triệu dân, tương đương với Tây Âu hiện nay.
Trong khi những thách thức vẫn còn, châu Phi có một tương lai tươi sáng – ai cũng có thể đặt cược vào đây, giống như vô số các doanh nghiệp đang làm hàng ngày.
(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com