Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Angiêri từ chối liên kết với EU về năng lượng

Trước việc một "OPEC khí đốt" có thể được hình thành và mối đe dọa của Nga đối với Ucraina về khí đốt, Liên minh châu Âu (EU) định thuyết phục Angiêri ký một hiệp định chiến lược về năng lượng như một danh mục trong lộ trình đi kèm với hiệp định hội nhập giữa hai bên.
 
Tuy nhiên, Angiêri muốn giữ quyền quyết định của mình nên đã từ chối liên kết với EU theo kiểu đối tác.
Phát biểu về vấn đề này, Bô trưởng Ngoại giao Angiêri, Mourad Meldeci, nhấn mạnh rằng: "Angiêri không phản đối một hiệp định chiến lược với EU, nhưng Angiêri có những ưu tiên". Trên thực tế, Angiêri sợ rằng một hiệp định chiến lược với EU sẽ đặt nước này vào một hình thức quản lý chung đối với việc cung cấp khí đốt của mình. Người ta còn nhớ EU đã từng có một chỉ thị khí đốt nổi tiếng buộc các nước xuất khẩu phải để cho EU thương mại hóa tất cả khối lượng được trung chuyển qua lãnh thổ EU để đến những lục địa khác.
Chắc chắn Nga và Angiêri đã bàn về vấn đề trên trong cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp hai nước do Bộ trưởng Tài chính Angiêri Karim Djoudi chủ trì cách đây một tháng rưỡi tại Mátxcơva. Lúc đó, hai bên có thể đã có ý tưởng thành lập một tổ chức các nước sản xuất khí đốt. Trong khi các nhà ngoại giao EU cho rằng một "OPEC khí đốt", nếu có được thành lập, cũng sẽ chẳng mang lại điều gì quan trọng cho các nước xuất khẩu ít nhất là trong những năm tới. Họ cho rằng cần phải chờ đợi sự đổi mới của trật tự kinh tế thế giới.
Người ta còn nhận xét rằng OPEC thực sự không gây ra sự đảo lộn bên trong thị trường dầu thô của thế giới. Chính các siêu cường của thế giới mới là những người chỉ đạo thị trường chứ không phải một nhóm các nước sản xuất. Angiêri không tán đồng quan điểm này và vẫn giữ ý tưởng về một "OPEC khí đốt".
Việc biến diễn đàn của các nước xuất khẩu khí đốt họp trong ngày 23/12 tại Mátxcơva thành một tổ chức có quy chế sẽ là một bước quan trọng và cần thiết để tiến tới một tổ chức giống như OPEC. Mặc dù các nhà phân tích, trong đó có người Nga, cho rằng khi đốt khác dầu lửa, đó là một thị trường song phương và tổ chức khí đốt là "một sự điên rồ" thì các nước xuất khẩu vẫn tin rằng việc tập hợp lại một cách có tổ chức cho phép họ gây được ảnh hưởng đối với thị trường khí đốt.
 

(Theo Vinanet)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Châu Phi "kiện" châu Âu đối xử không công bằng
  • Côoét có thể trì hoãn một số dự án dầu khí do giá dầu giảm
  • Cuộc khủng hoảng toàn cầu kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế châu Phi
  • Ai Cập tổ chức hội nghị về khủng hoảng tài chính thế giới
  • Sóng thần ở Pa-pua Niu Ghi-nê
  • Gần một tỉ người đang bị đói
  • Bắc Phi: Điểm sáng trên thị trường ôtô thế giới
  • Trung Phi: Tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu