Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phe nổi dậy Libya sẽ xuất khẩu dầu quy mô lớn

Qatar đồng ý mua toàn bộ dầu mỏ do phe nổi dậy Libya xuất khẩu, và phân phối ra thị trường thế giới.

Ali Tarhouni, một quan chức cấp cao chuyên về các vấn đề kinh tế, tài chính và năng lượng của phe nổi dậy tại Libya cho biết, họ đã toàn quyền kiểm soát các giếng dầu ở miền Đông và tiến hành sản xuất dầu trong vài ngày tới.

Ông Ali Tarhouni nói: “Chúng tôi đã liên hệ với công ty dầu mỏ của Qatar, và họ đã đồng ý tiếp nhận dầu mỏ của chúng tôi, đồng thời cam kết sẽ phân phối lượng dầu đó trên thị trường thế giới. Đợt xuất hàng tiếp theo dự kiến trong vài ngày tới”. Công ty dầu lửa quốc gia Qatar từ chối bình luận về thông tin này.

Theo ông Tarhouni, với các giếng dầu chiếm được ở miền Đông, phe nổi dậy có thể sản xuất được 100.000 -130.000 thùng dầu/ngày, và thậm chí có thể lên tới 300.000 thùng/ngày.

Ông Tarhouni cũng cho biết thêm, lực lượng nổi dậy đã yêu cầu công ty sản xuất dầu lớn tại Brega, hoạt động trở lại trong vòng 24 giờ tới để sản xuất khí hóa lỏng tự nhiên phục vụ nhu cầu trong nước.

Hiện phe nổi dậy đã giành lại kiểm soát đối với các cảng dầu chính ở phía Đông, gồm Es Sider, Ras Lanuf, Brega, Zueitina và Tobruk.

Trước khi xảy ra khủng hoảng, Libya có thể sản xuất 1,6 triệu thùng dầu/ngày, towng đương 2% sản lượng dầu của toàn thế giới. Các giếng dầu của Libya chủ yếu tập trung ở miền Đông, tuy nhiên, phe nổi dậy không thể bán dầu mỏ ra nước ngoài do các biện pháp trừng phạt, và thiếu hoạt động marketing.  

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Nigeria quyết định tăng sản lượng dầu mỏ
  • Nhiều nước châu Phi thiếu nước ngọt trầm trọng
  • Nam Phi đầu tư hơn 3 tỷ USD để tạo thêm việc làm
  • Những biến động khó lường trong thế giới Arập
  • "Châu Phi dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế"
  • Đằng sau các cuộc biểu tình ở Ai Cập
  • Ai Cập khan hiếm nước sạch
  • Từ lục địa đổ vỡ trở thành vùng đất của cơ hội