Lọt vào danh sách tỷ phú thế giới năm nay có tất cả 1.011 người, tăng mạnh so với con số 793 của năm ngoái, cho thấy kinh tế toàn cầu phần nào đã phục hồi sau cơn suy thoái thế kỷ.
Trong danh sách tỷ phú thế giới Forbes mới công bố, chỉ 12% trường hợp có tài sản suy giảm so với năm ngoái.
Dưới đây là danh sách 10 người giàu nhất thế giới 2010.
1. Carlos Slim Helu (Mexico) Tài sản: 53,5 tỷ USD Lĩnh vực: Viễn thông Ông trùm viễn thông Carlos Slim Helu giàu lên nhanh chóng nhờ việc tư nhân hóa hãng dịch vụ điện thoại quốc doanh của Mexico những năm 1990. Đây là lần đầu tiên tỷ phú Mexico giành ngôi vị giàu nhất thế giới sau khi đã vươn lên vị trí thứ ba trong năm 2009, nhờ tài sản cá nhân tăng thêm 18,5 tỷ USD. Ảnh: AP
2. Bill Gates (Mỹ) Tài sản: 53 tỷ USD Lĩnh vực: Công nghệ thông tin Người hùng của ngành công nghiệp phần mềm giờ chỉ đứng thứ hai trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới cho dù tài sản đã tăng 13 tỷ USD trong suốt năm qua. Cổ phiếu Microsoft lên giá gấp rưỡi, các khoản đầu tư cá nhân khác cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Bill Gates. Giờ đây, 60% tài sản của Gates nằm ngoài Microsoft, bao gồm các khoản đầu tư vào chuỗi khách sạn hạng sang Four Seasons, hãng Televisa, Auto Nation. Bill Gates hiện không còn tham gia công việc điều hành hằng ngày ở Microsoft mà chuyên tâm làm từ thiện. Ảnh: AP
3. Warren Buffett (Mỹ) Tài sản: 47 tỷ USD Lĩnh vực: Đầu tư Thần tượng của các nhà đầu tư Mỹ kiếm được 10 tỷ USD trong năm qua nhờ giá cổ phiếu Berkshire Hathaway tăng vọt. Chuyện Warren Buffett vẫn bạo tay đầu tư trong bối cảnh thị trường chập chờn suốt năm qua là chủ đề bàn tán của nhiều người và thực tế là ông vẫn ăn nên làm ra. Tuy nhiên, đà phục hồi kinh tế chưa đủ để nhà đầu tư huyền thoại này cạnh tranh vị trí số 1 với tài phiệt Mexico. Ảnh: AP
4. Mukesh Ambani (Ấn Độ) Tài sản: 29 tỷ USD Lĩnh vực: Hóa dầu, dầu khí Công ty Reliance Industries của Ambani, hiện có giá nhất trên thị trường Ấn Độ, vừa chi 2 tỷ USD để nắm 65% cổ phần trong hãng năng lượng Canada Value Creations. Trước đó, công ty còn định chi 14,5 tỷ USD mua công ty hóa dầu LyondellBasell. Những thương vụ đình đám trong năm qua, cùng đà thăng hoa của giá nhiên liệu đã giúp Ambani giàu hơn. Ảnh: AP
5. Lakshmi Mittal (Ấn Độ) Tài sản: 28,7 tỷ USD Lĩnh vực: Thép Gốc Ấn, nhưng Mittal đang sống tại London và là cư dân giàu nhất nơi đây. Tập đoàn thép của ông - ArcelorMittal hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Năm 2009, lợi nhuận của tập đoàn giảm 75%, bản thân Mittal cũng tự nguyện giảm thu nhập 12%, song nhờ cổ phiếu lên giá, tài sản của ông vẫn tăng đáng kể so với năm ngoái. Ảnh: AP
6. Lawrence Ellison (Mỹ) Tài sản: 28 tỷ USD Lĩnh vực: Công nghệ thông tin Tài sản của sáng lập viên hãng Oracle tiếp tục phình to nhờ cổ phiếu tăng giá 70% trong 12 tháng qua. Chỉ trong vòng 5 năm qua, Oracle đã mua 57 cong ty trên toàn thế giới, thương vụ gần nhất là mua Sun Microsystem với giá 7,4 tỷ USD. Cũng như Bill Gates, Lawrence Ellison bỏ học giữa chừng đi kinh doanh. Ông xây dựng Oracle năm 1977 và niêm yết trên thị trường chứng khoán đúng một ngày trước Microsoft (năm 1986). Ảnh: AP
7. Bernard Arnault (Pháp) Tài sản: 27,5 tỷ USD Lĩnh vực: Kinh doanh hàng xa xỉ Giá trang sức tăng mạnh cùng với đà đi lên của nhóm cổ phiếu hàng thời trang cao cấp, đã giúp người đàn ông giàu nhất EU lọt vào tốp 10 người giàu nhất thế giới. Giá cổ phiếu LVMH (nhà sản xuất các sản phẩm cao cấp như Louis Vuiton, Moet & Chandon tăng 57% trong năm ngoái. LVMH đang phát triển khu bất động sản thương mại cao cấp tại Thượng Hải - L'Avenue Shanghai cùng tỷ phú Macao Stanley Ho. Ảnh: AP
8. Eike Batista (Brazil) Tài sản: 27 tỷ USD Lĩnh vực: Công nghiệp mỏ Eike Batista được được xem là ứng viên triển vọng cho vị trí giàu nhất thế giới trong tương lai, khi chỉ sau một năm ông kiếm được 19,5 tỷ USD, nhiều nhất so với hơn 1.000 tỷ phú khác. Cha của Batista từng là bộ trưởng công nghiệp mỏ đáng kính của Brazil và là chủ tịch hãng khai mỏ khổng lồ Companhia Vale do Rio Doce với thế mạnh buôn bán vàng và khai khoáng. Ảnh: AP
9. Amancio Ortega. (Tây Ban Nha) Tài sản: 25 tỷ USD Lĩnh vực: Thời trang Indiex, tập đoàn thời trang do ông sáng lập và làm chủ, đang sở hữu nhiều thương hiệu danh giá như Zara, Massino Dutti và Stradivarius. Là một trong những tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới, Indiex có 4.500 cửa hàng ở 73 nước. Gần đây, Indiex đã liên doanh với tập đoàn Ấn Độ Tata để mở chi nhánh ở thị trường tiềm năng này. Ảnh: Reuters
10. Karl Albrecht (Đức) Tài sản: 23,5 tỷ USD Lĩnh vực: Bán lẻ Karl Albrecht là ông chủ của chuỗi siêu thị khổng lồ ở Đức Aldi Sud với 1.000 cửa hàng mở tại Mỹ. Karl cùng người em trai Theo đã phát triển cơ nghiệp từ một cửa hàng tạp hóa nơi góc phố do mẹ để lại sau Thế Chiến II. 1961, hai anh em phân chia tài sản, Karl điều hành các cửa hàng ở khu vực miền Nam Đức cùng với quyền quản lý thương hiệu tại Anh, Australia và Mỹ. Còn Theo quán xuyến mạng lưới tại Đức và phần còn lại của châu Âu. Ảnh: AP
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 26/4 dẫn bản tin trên tờ Washington Times cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được tin là có hơn 1 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng bí mật ở nước ngoài.
Lãnh tụ đảng đối lập Myamar, bà Aung San Suu Kyi, vừa được tạp chí Time danh tiếng bình chọn là người có ảnh hưởng nhất thế giới trong vòng một thập niên vừa qua.
Trong cuộc đời của cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được mệnh danh là "bà đầm thép" có rất nhiều câu nói bất hủ. Chúng thể hiện rõ tính cách mạnh mẽ, quyết đoán của bà, đồng thời cũng cho thấy tài năng và trí tuệ của nữ Thủ tướng duy nhất trong lịch sử nước Anh.
Khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức, hầu hết người dân trong nước đều tập trung vào đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên.
Sáng nay (17/10, theo giờ Việt Nam), đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney đã có màn đấu khẩu gay gắt trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai trên truyền hình.
Mara Carfagna, cựu người mẫu chuyên chụp ảnh ngực trần cho các tạp chí đàn ông, là nữ bộ trưởng trẻ trung và sexy nhất dưới trướng Thủ tướng Silvio Berlusconi.
Bước sang năm thứ hai làm chủ Nhà Trắng, Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama đã rà soát lại đội ngũ cố vấn để chấn chỉnh nội bộ và khắc phục những thiếu sót trong năm đầu tiên cầm quyền
Đệ nhất phu nhân Pháp ví cuộc hôn nhân của bà với câu chuyện cổ tích và khẳng định Tổng thống Sarkozy sẽ không bao giờ lừa dối bà. Cuộc phỏng vấn được hãng tin SkyNews của Anh thực hiện tuần trước.
Silvio Berlusconi bày tỏ sự ngượng mộ rất lớn của mình đối với Napoleon. Vị thủ tướng Italia muốn được trải mình trên chiếc giường hoàng đế Napoleon từng ngủ.
Với các tỷ phú ở Trung Quốc, tiền có vẻ chẳng là vấn đề gì lớn. Họ đến các showroom ôtô siêu sang và chọn mua những chiếc xe có giá 7-8 triệu nhân dân tệ (khoảng 1 triệu USD) chỉ trong nửa giờ và trả tiền ngay lập tức.
Vì đứa con trai hư hỏng, nhà lãnh đạo Libya Moamar Gaddafi đã đòi “thánh chiến” và “cấm vận kinh tế toàn diện” Thụy Sĩ, lại còn nổi giận với Mỹ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.