Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai gương mặt sáng giá cho vị trí Tổng thống Ai Cập trong tương lai

Đó là Gamal Mubarak, Phó Tổng thư ký đảng Dân chủ quốc gia NDP và là con trai của đương kim Tổng thống Hosni Mubarak và Giám đốc Tổng cục Tình báo GIS Omar Suleiman. Tuy Hosni Mubarak chưa bao giờ chỉ định phó tổng thống hay công khai tuyên bố người sẽ kế nhiệm của mình, nhưng tại Ai Cập mọi người cho rằng người có nhiều khả năng nhất chính là Gamal Mubarak.

Trong thập niên 60 thế kỷ trước, Suleiman học tại Học viện Quân sự Frunze của Liên Xô và trở thành lính bộ binh. Từ năm 1967 đến 1973, Suleiman tham gia cuộc chiến tranh Arập - Israel ở vị trí sĩ quan tham mưu. Khi Cairo chuyển liên minh chiến lược từ Moskva sang Washington, Suleiman được huấn luyện tại căn cứ Fort Bragg ở New York trong thập niên 80.

Sau khi lãnh đạo GIS, thanh thế của Suleiman trở nên lớn mạnh. Suleiman là một trong số những nhân vật hiếm hoi ở Ai Cập giữ trọng trách cả trong quân đội (trung tướng) và cơ quan dân sự (ông là bộ trưởng dù hiếm khi có mặt trong các cuộc họp).

Theo truyền thống, danh tính người đứng đầu GIS được giữ bí mật. Nhưng kể từ sau năm 2001, khi Suleiman tiếp nhận những hồ sơ quan trọng từ Bộ Ngoại giao, tên tuổi và hình ảnh của ông bắt đầu xuất hiện trên nhật báo Al-Ahram do nhà nước quản lý. Thậm chí hình ảnh của Suleiman còn hiện diện trên trang đầu, nơi dành cho Tổng thống Mubarak.

Với quyền lực trong tay, Suleiman can thiệp vào cuộc nội chiến ở Sudan, dàn xếp mối bất hòa giữa Vua Abdullah của Arập Xêút và lãnh đạo Muammar el-Qaddafu của Lybia và gây sức ép lên Syria để nước này chấm dứt can thiệp vào Liban cũng như tách khỏi sự ảnh hưởng của Iran. Quan trọng nhất là Suleiman đứng trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Israel - Palestine.

Từ tháng 6-2007, Cairo đóng vai trò đối thoại và trung gian hòa giải giữa Hamas và Fatah. Chính sách đối ngoại của Ai Cập đã giành được sự ủng hộ của Mỹ và EU. Sự kiểm soát Dải Gaza của Hamas là sự thất bại lớn của Suleiman. Cố gắng hòa giải với người Palestine của Suleiman cũng thất bại vào tháng 12-2008 và điều đó khiến một số nhà ngoại giao nghi ngờ danh tiếng của ông.

Nhưng sau cuộc chiến ở Dải Gaza vào mùa đông năm ngoái, Suleiman đã phục hồi được uy tín của mình. Ai Cập trở lại với vai trò trung gian hòa giải chính trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Hiện nay, Suleiman được các chuyên gia đánh giá là người dàn xếp quan trọng nhất trong khu vực và cũng là một trong những nhân vật quyền lực nhất Trung Đông

Từ năm 1952, mỗi tổng thống Ai Cập đều từng là sĩ quan cao cấp trong quân đội và ở nước này quân đội vẫn còn là thể chế quyền lực nhất. Trí thức có tư tưởng tự do Osama Ghazali Harb - nguyên hộ vệ Gamal Mubarak sau đó chuyển sang đối lập và thành lập đảng Mặt trận dân chủ quốc gia (NDF) - đã công khai ủng hộ một sĩ quan quân đội ngồi vào chiếc ghế tổng thống Ai Cập cho một thời kỳ "quá độ dân chủ".

Nhưng những sửa đổi thực hiện trong các năm 2005 và 2007 đối với những điều khoản của Hiến pháp Ai Cập về những cuộc bầu cử tổng thống có thể khiến sự ra tranh cử của Suleiman có vấn đề để bàn cãi.

Theo đó, các sĩ quan quân đội đang tại ngũ không được phép tham gia vào các đảng phái chính trị, nghĩa là Suleiman có thể sẽ phải rút lui khỏi quân đội trước khi trở thành ứng cử viên tổng thống Ai Cập. Kế đến, các ứng cử viên phải là thành viên của ban lãnh đạo đảng trong thời gian ít nhất là 1 năm trước khi ra ứng cử, mà đây chính là trở ngại lớn nhất cho Suleiman.

Nói khác đi, phần đông những người ủng hộ Suleiman đầu nhận thức rằng nếu muốn ngồi vào chiếc ghế tổng thống Ai Cập, Suleiman phải có hành động "đảo chính", nhưng trong ôn hòa và đúng với hiến pháp. Những sửa đổi Hiến pháp Ai Cập được mọi người coi như là không hợp pháp và uy tín của chế độ hiện nay có lẽ đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Washington có thể sẽ lấy làm lúng túng trước sự đăng quang của một tổng thống mới ở Ai Cập bằng con đường đảo chính, nhất là sau gần một thập niên quảng bá ầm ĩ sự dân chủ ở nước này. Nước Mỹ sẽ có hành động gì nhất là khi những kẻ âm mưu đảo chính đều thân Mỹ và người giành chiếc ghế tổng thống lại được sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng?

Về phần mình, Gamal Mubarak có lẽ cũng cố hết sức để trở thành tổng thống mới và giữcho Suleiman ở yên vị trí cũ? Gamal Mubarak, sinh năm 1963, là con trai thứ 2 của Tổng thống Hosni Mubarak. Khác với anh trai Alaa của mình, Gamal tham gia chính trường và cố gắng tạo một ảnh hưởng đến đời sống chính trị Ai Cập.

Cả trong lẫn ngoài Ai Cập mọi người đều cho rằng Gamal sẽ kế nhiệm cha để tiếp nhận chiếc ghế tổng thống. Tuy nhiên, Mubarak và Gamal đều phủ nhận khả năng kế thừa này. Rõ ràng nhất là vào năm 2006, Gamal Mubarak tuyên bố nhiều lần rằng, ông không mong muốn kế thừa chức vụ của cha mình nhưng sẽ vẫn duy trì vị trí Phó tổng thư ký của mình trong đảng NDP - một chức vụ mà Gamal đang giữ cùng với vai trò lãnh đạo Ủy ban chính sách của đảng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ ở Cairo, Gamal bắt đầu làm việc trong hệ thống ngân hàng Mỹ và chẳng bao lâu sau được chỉ định sang London đại diện cho những quyền lợi của ngân hàng và làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Trong mấy năm qua, Gamal đã trở thành gương mặt quen thuộc trong giới quan chức kinh doanh nói riêng và người dân Ai Cập nói chung.

Ngoài ra, Gamal Mubarak cũng đảm nhận nhiều vai trò chính thức khác, như là người phát ngôn cho Hội đồng Cố vấn thương mại Mỹ - Ai Cập. Và một số người còn cho rằng rất có thể đương kim Tổng thống Hosni Mubarak sẽ cố bám lấy chức vụ và ra ứng cử lần nữa vào năm 2011 ở tuổi 83! (Lúc đó Suleiman 75 tuổi)

 

(Theo baobinhduong)

  • Tổng thống Nga trổ tài tại lễ hội thể thao Mông Cổ
  • Vợ chồng Tổng thống Pháp có thể sinh con năm 2011
  • Ông Obama: “Có một số người không thích chủng tộc của tôi”
  • Thống đốc bang New York tranh cử dù uy tín giảm
  • Những bóng hồng quyền lực nhất thế giới
  • Tổng thống Mỹ Obama dự định giảm kho hạt nhân
  • Ngắm những 'bóng hồng' hút hồn Thủ tướng Ý
  • Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được lòng dân