Dư luận thế giới đã lên án cuộc đảo chính ngày 28-6 lật đổ ông Zelaya, thế nhưng chính phủ lâm thời của ông Roberto Micheletti cho biết họ sẽ kháng cự sức ép phải từ chức. Ông Micheletti đã bác bỏ đề nghị của Tổng thống Costa Rica Oscar Arias, trong vai trò người hòa giải, cho phép ông Zelaya trở lại nắm quyền trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Trong khi đó, ông Zelaya nói rằng ông tin tưởng cộng đồng thế giới sẽ không công nhận cuộc bầu cử nói trên hoặc người thắng cử nếu như ông không được phục chức trước khi tổ chức cuộc bỏ phiếu.
Trong khi Tổ chức Các Quốc gia châu Mỹ (OAS) lên án phe đảo chính và tẩy chay Honduras, một số quốc gia trong khu vực hiện nay tin tưởng rằng việc bầu ra một chính phủ mới vào tháng 11 có thể là cách tốt nhất để Honduras thoát khỏi thế bế tắc. Đồng thời, ông Zelaya hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ gia tăng sức ép phục chức cho ông bằng lệnh trừng phạt cứng rắn hơn.
Cuộc đối thoại của bà Clinton với ông Zelaya diễn ra khi Washington tranh luận liệu ông này có thật sự bị quân đội hạ bệ hay không. Theo luật của Mỹ, nếu như xác định quân đội đã lật đổ ông Zelaya, Chính phủ Mỹ sẽ bắt buộc phải chấm dứt viện trợ cho Honduras. Trước đây, Chính phủ Mỹ đã hoãn khoản viện trợ 18 triệu USD cho Chính phủ Honduras. Tất cả đều phải chờ đợi sự xác nhận của bà Clinton.
(Theo LỤC SAN // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com