Làm thế nào để một ai đó có thể tổng kết tốt nhất những gì mà tổng thống Barack Obama đã làm được trong năm đầu tiên làm tổng thống của ông? Một khởi đầu mạnh mẽ đã bị hạ nhiệt bởi con đường dài chờ đợi sự hồi phục kinh tế và chờ đợi tình trạng hồi phục hoàn toàn của đất nước.
Tổng thống Obama nhậm chức vào thời điểm mà người ta cho rằng đó là thời điểm khó khăn nhất kể từ khi Franklin D.Roosevelt bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 1933. Khi Obama tuyên thệ nhậm chức, ông xuất hiện cùng với cuộc khủng hoảng tài chính, với một nền kinh tế trong tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 50 năm và hai cuộc chiến tranh.
Theo như một nhận xét của một nhà kinh tế, nước Mỹ đã có quá nhiều vấn đề về kinh tế và các vấn đề khác trong tháng 1/2009. Những vấn đề này không thể giải quyết được hết chỉ trong một nhiệm kỳ tổng thống. Thay vào đó có thể cần 16 năm để giải quyết chúng. Trong tình huống như vậy, bất kỳ một vị Tổng tư lệnh mới nào cũng có thể có lý do để than vãn rằng: Tại sao tôi phải đối mặt với việc này trong nhiệm kỳ đầu tiên?
Bù đắp cho thời gian đã mất
Nhìn vào căn cứ của những vấn đề trên, nhân cách trong năm đầu tiên của chính quyền Obama là nhân cách của một con người đang cố gắng bù đắp cho thời gian đã mất: 8 năm của những sai lầm và những thất bại về chính sách – là nguyên nhân của những vấn đề mà Obama và đất nước phải đối mặt trong tháng 1/2009.
Và đó là một điều tốt khi chính quyền Obama đứng trên lập trường đó, bởi điều đó sẽ dẫn tới những hành động mà cuối cùng thì lịch sử có thể đánh giá đó là những quyết định chính xác và đúng lúc.
Từ lúc mới bắt đầu, Obama đã tái cam đoan các thị trường tài chính một cách thành công thông qua diễn giải những trợ giúp của chính quyền dành cho những gói cứu trợ tài chính cho các ngân hàng và ổn định hóa tài chính đã được đề xuất bởi người tiền nhiệm.700 tỷ Đôla cứu trợ cho các ngân hàng, mặc dù có thiếu sót và là vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên đã góp phần ổn định hóa khu vực ngân hàng. Kết hợp với những điều kiện tín dụng thuận lợi mà Cục dự trữ liên bang tạo ra, gói cứu trợ tài chính đã ngăn chặn được sự phá sản của nhiều thể chế tài chính lớn, theo sau sự sụp đổ của Lehman Brothers – sự sụp đổ của nó đã làm cuộc khủng hoảng tài chính trở nên trầm trọng hơn.
Cam kết của Obama đối với gói cứu trợ trài chính ngân hàng đã báo hiệu cho Phố Wall và các thị trường quốc tế rằng Mỹ sẽ duy trì một chính sách tiền tệ ổn định – điều mà các nhà đầu tư thuộc các tổ chức quốc tế mong muốn và tin tưởng.
Một phiếu bầu mang tính quyết định giành cho Ben Bernanke
Với tầm quan trọng như nhau, Obama cho thị trường tài chính biết rằng ông và chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke là những người đồng quan điểm, và rằng chính quyền sẽ không cơ cấu lại FED cũng như không thay đổi quyền quyết định chính sách tiền tệ của FED. Điều này báo hiệu cho thị trường rằng FED sẽ vẫn là FED, và rằng Bernanke, một sinh viên ưu tú của Harvard và chuyên gia về những nguyên nhân của Đại Suy Thoái, sẽ có quyền lớn trong việc triển khai những công cụ mới nhằm chống lại khủng hoảng tài chính, Hơn bất kỳ hành động nào khác, lá phiếu này là lá phiếu niềm tin dành cho FED và vai trò của nó trong nền kinh tế, có thể coi như quyết định then chốt trong việc giữ nước Mỹ không tiếp tục lún sâu vào vực thẳm tài chính.
Điều này không có nghĩa là chính sách tài chính của Obama không đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nước Mỹ tiếp tục tăng trưởng. Nó có vai trò quan trọng, và bằng một phương thức lớn hơn. Trong tháng 2, Obama, trợ giúp bởi liên minh quốc hội thuộc Đảng dân chủ của ông, đã thông qua gói kích thích tài chính trị giá 786 tỷ Đôla. Cho dù nền kinh tế Mỹ vào thời điểm cuối quý III năm 2009 không hoàn toàn phát triển một cách khỏe mạnh, quỹ đạo của GDP của nước Mỹ không chỉ thay đổi mà nó đã đảo ngược chiều. Một nền kinh tế đã trải qua sự co rút khắc nghiệt đã tăng trưởng một cách khiêm tốn trong quý III với tốc độ 2,2%.
Hơn nữa, bảng cân đối kế toán của chính phủ các bang đã được nâng đỡ bởi khoản trợ giúp tài chính liên bang, một hành động đã ngăn chặn được hàng trăm nghìn sự sa thải nhân công của khu vực công tại các cấp bang và địa phương. Bảo hiểm thất nghiệp đã được kéo dài thời hạn – được sử dụng như là một bộ máy thăng bằng kinh tế ở mức khiêm tốn và giúp đặt một đĩa đệm phía dưới nền kinh tế. Và các công ty và cá nhân nhận được hơn 275 tỷ Đôla tiền cắt giảm thuế và tín dụng để giúp kích thích sự tăng trưởng GDP của Mỹ.
Gói kích thích lớn hơn có thể đã tốt hơn
Sai lầm của gói kích thích đầu tiên – đó là nó có thể quá nhỏ - và là điều mà Obama khó có thể thay đổi. Căn cứ vào kích cỡ của lỗ hổng GDP do suy thoái tạo ra, đáng ra phải sử dụng 1,2 đến 1,4 nghìn tỷ Đôla trị giá gói kích thích để giúp nền kinh tế có được sự tăng trưởng khỏe mạnh, nhưng những Đảng viên chừng mực và bảo thủ của Đảng dân chủ đã không đồng tình cho một gói cứu trợ lớn đến thế, vì thế chính quyền Obama đã thỏa hiệp để giảm trị giá tổng gói cứu trợ xuống còn 786 tỷ Đôla.
Sau đó trong tháng Ba, Obama đã ủng hộ cứu trợ tài chính của chính phủ dành cho General Motors và Chrysler. Giống như sự cứu trợ tài chính cho các ngân hàng, các nhà sản xuất ô tô đã là đề tài gây tranh cãi và tranh luận kịch liệt trong Quốc hội, với đa số người Mỹ cho rằng chính phủ không nên cung cấp gói cứu trợ tài chính này bởi họ cảm thấy những vấn đề của những nhà sản xuất ô tô phần lớn là do họ tự tạo ra.
Tuy nhiên, sự chấm dứt hoạt động của GM và Chrysler trong cuộc suy thoái sâu của Mỹ được Obama và các quan chức chính phủ khác xem như là một lựa chọn không thể chấp nhận được. Nó có thể dẫn tới sự thất nghiệp của hàng ngàn nhân công trong ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất ô tô. Tính tới thời điểm cuối năm 2009, nước Mỹ vẫn không biết liệu GM và Chrysler sẽ trả lại cho chính phủ được bao nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là: các gói cứu trợ tài chính đã cho các nhà sản xuất thời gian để quyết tâm giành lấy chỗ đứng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu, và giữ hàng ngàn các nhà máy hỗ trợ và các nhà cung cấp không bị rơi vào tình trạng không có việc làm.
Tính sẵn có của tín dụng thiếu và tịch biên tài sản thế nợ vẫn rất yếu
Tuy nhiên, tất cả những điều diễn giải ở trên ngụ ý rằng chính quyền Obama là hoàn hảo. Sự thực, nó có đóng góp cho các thất bại và sai lầm về mặt chính sách. Sai lầm đáng kể đến nhất của chính quyền nằm trong nỗ lực nhằm khuyến khích các ngân hàng và người cho vay thế chấp tái huy động vốn các khoản vay thế chấp nhà ở. Rất đơn giản, các ngân hàng không tự nguyện tái huy động đủ vốn cho các khoản vay thế chấp rủi ro, làm giảm giá trị các nguyên tắc cho vay hay mặt khác tái cơ cấu các khoản cho vay để giúp nhiều hơn những gia đình Mỹ giữ được nhà của họ. Và kết quả là, tỷ lệ tịch biên tài sản duy trì ở mức quá cao, và một làn sóng tịch biên tài sản mới có thể sẽ xảy ra nếu như tỷ lệ thất nghiệp không giảm vào năm 2010.
Thứ hai, theo quan điểm của các giám đốc ngân hàng, các thị trường tín dụng đã hồi phục và đang ở một trạng thái tốt hơn so với thời đểm cuối năm 2008, nhưng theo quan điểm của những người đi vay thì thị trườn này vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường. Các công ty có quy mô vừa và nhỏ vẫn thấy khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, cho dù nhu cầu đang tăng. Trong khi những công ty này tạo ra hầu hết các việc làm mới cho nền kinh tế giúp ích cho sự hồi phục, vấn đề này có thể đặt gánh nặng lên cả GDP và tốc độ phát triển việc làm nếu như nó không được giải quyết.
Thúc đẩy tăng trưởng việc làm vẫn là một nhiệm vụ lớn phía trước của Obama. Nếu như tiền là nguồn dinh dưỡng nuôi sống các chính sách, thì sự phát triển của việc làm là nguồn máu của tỷ lệ đồng thuận bầu cử tổng thống. Tất cả những thành tựu mà Obama đạt được tính đến ngày hôm nay – bao gồm bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy tiến bộ, luật pháp cải cách y tế -- sẽ không tạo được hình ảnh sự thành công của ông trong con mắt của người Mỹ nếu như sự tăng trưởng việc làm không được hồi phục trở lại. Bởi vì đối với hầu hết người Mỹ, một việc làm tốt với một tương lai là chìa khóa để đạt được giấc mơ của người Mỹ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và những đứa con của họ.
Tạo ra việc làm là nhiệm vụ trung tâm
Do đó, cho dù theo con đường phát triển có hệ thống, sự khéo léo của người Mỹ, tăng xuất khẩu, tín dụng thuế hay/và thúc đẩy chi tiêu hay không, Obama vẫn phải tìm ra các cách để giúp nước Mỹ tạo ra hàng triệu việc làm mới hàng năm để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức bình thường. Sẽ không có sự ngoại lệ nào đối với yêu cầu thực hiện điều này: Nếu như Obama thất bại, ông sẽ không tái đắc cử vào năm 2012. Nếu ông dẫn nền kinh tế đi theo con đường sẽ tạo được hàng nghìn việc làm, ông sẽ tái đắc cử.
Obama hiểu điều đó. Ông nhận ra mối liên hệ giữa sự thành công về mặt kinh tế và sự thành công của một tổng thống. Ông có tầm nhìn của một con người hiểu được gánh nặng công việc trong nhiệm kỳ của mình và sự tàn nhẫn của những vấn đề đang nghênh chiến với nước Mỹ. Thậm chí khi chỉ còn 1 người ủng hộ mình, ông vẫn sẵn sàng cho năm thứ hai trong nhiệm kỳ của mình.
(Theo Stockbiz // Dailyfinance)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com