![]() |
NDĐT giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của báo TIME với Julian Assange hồi tháng 7-2010 khi cũng trang web của ông công bố tài liệu mật về Chiến tranh Afganistan. Trong phỏng vấn này, tác giả Kate Perter đã cho Julian Assange cơ hội lên tiếng dùng chính Hiến pháp Mỹ tự bảo vệ. Những lập luận về “tự do báo chí”, “kiểm duyệt”, “Hiến pháp Mỹ”, “chiến tranh”...trong bài viết này là quan điểm của tác giả và người phỏng vấn.
The Frontline Clup (Câu lạc bộ tiền tuyến- tạm dịch) ở London từng là nơi lâu nay các phóng viên tụ họp để trao đổi thông tin về các chuyến đi mạo hiểm và sự can đảm nghề nghiệp. Nhưng hôm Thứ Hai, Câu lạc bộ được danh tiếng này đã tiếp đón một ngôi sao mới trong làng báo quốc tế - một con người với khí chất quyết đoán khác người. Cao, mảnh mai, Julian Assange nói với các nhà báo vây xung quanh về khoảng hơn 90.000 tài liệu mật từ cuộc chiến Afganistan mà ông đã công bố trên mạng của mình.
Assange là cựu hacker máy tính, người chưa từng đến Afganistan, đã trò chuyện với phóng viên TIME về về trang web, về động cơ đưa tài liệu mật của ông và một loạt các tài liệu đang làm đảo lộn các kế hoạch hành động của Nội các Obama:
Có cả một bộ sưu tập các tờ báo đăng ảnh ông lên trang nhất, vậy ông, Julian Assange là ai vậy?
Tôi là nhà báo, nhà xuất bản và người sáng tạo. Với trường hợp WikiLeaks, tôi đã cố gắng tạo nên một hệ thống ở đó giải quyết vấn đề kiểm duyệt báo chí và kiểm duyệt thông tin trên toàn thế giới. Là người phát ngôn chính thức cho tổ chức này, tôi nhận lãnh mọi sự tức giận và mọi sự uỷ thác, tin tưởng.
Ông được gọi là “Robin Hood của nghề trộm dữ liệu máy tính”, và người ta lan truyền chuyện ông không ở quá hai ngày tại một địa điểm. Cuộc sống thật của ông là thế nào?
Có một chút mong muốn lãng mạn hoá điều tôi làm. Song giống như các phóng viên chiến tranh hay đi từ nước nọ sang nước kia làm việc, tôi cũng làm một việc tương tự. Tôi tới các quốc gia khác nhau, những nơi chúng tôi có sự ủng hộ và những nơi chúng tôi cần phải theo đuổi các câu chuyện. Điều mà bất cứ người lãnh đạo của mỗi một tổ chức đều phải làm là công tác hậu cần. Và đó là điều tôi làm.
Ông có một căn cứ ở hậu phương không?
Chúng tôi có các căn cứ ở các nơi khác nhau. Có bốn nơi mà cá nhân tôi cảm thấy an toàn
Ông nói “an toàn” với hàm ý gì?
Đó là nơi chúng tôi có sự hậu thuẫn về mặt chính trị mạnh nhất.
Rất nhiều báo đã mô tả ông như là người theo chủ nghĩa hoà bình?
Hoàn toàn không phải. Tôi là người rất hiếu chiến, thích gây gổ. Nói thể, nhưng dĩ nhiên, chết chóc của trẻ em hay gia nhập quân đội cưỡng bức là điều cần phải tránh, nếu có thể tránh được. Chung tôi quan tâm hơn tới việc tìm kiếm xem ở đâu có sự ngược đãi, quan tâm tới việc tìm hiểu xem điều đó xảy ra ở đâu và thu thập, đưa ra công chúng, điều tra việc đó với cảnh sát và những người hoạch định chính sách, tất cả đều nhằm mục đích sao cho công lý được thực thi trong mối quan hệ với những ngược đãi trong quá khứ cũng như không để cho sự ngược đãi con người xảy ra trong tương lai.
Nhưng ông nói rằng, nhiều sự ngược đãi chỉ là một phần của chiến tranh?
Đúng vậy. Khi chúng tôi quay lại để nhìn vào những mô tả về Việt Nam và Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng ta thấy một việc này sẽ xảy ra đằng sau một việc khác. Không quan trọng là dự định của bạn tốt đẹp như thế nào, chiến tranh bắt đầu làm mục nát, tha hoá những con người liên đới tới nó. Nó làm tha hoá kết cấu xã hội và kết cấu kinh tế của những quốc gia nơi chiến tranh diễn ra. Điều đó dường như là điều đang diễn ra ở Afganistan.
Vậy ông không phải là người chống chiến tranh?
Nếu một đất nước bị bao vây bởi những nước khác mà không có một quân đội hay lực lượng bảo vệ an ninh cho mình thì những nhóm cơ hội sẽ xâm chiếm và nuốt chửng quốc gia đó. Quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Nhưng nói như thế thì chúng ta sẽ bảo vệ một cuộc chiến mà không vì mục đích tự vệ ra sao? Chiến tranh ở Afganistan, dường như đã chuyển hướng một cách từ từ sang một thứ chiến tranh không phải để bảo vệ mình. Đó là vũng bùn mà các bên sẽ sa lầy.
Ông có tin vào sự minh bạch tuyệt đối không? Liệu chính phủ và các cá nhân có được phép giữ bí mật của mình không hay là chúng ta cứ phơi hết mọi thứ ra?
Dĩ nhiên, có những bí mật được pháp luật bảo hộ.
Nhưng có một giả định mặc nhiên đúng, rằng mỗi cá nhân đều có quyền trao đổi tri thức, hiểu biết với các cá nhân khác. Chúng ta kêu trời, nhưng “trời” không nghe thấy. Thư điện tử của bạn gửi đi, và họ không mở nó ra. Đó là giả định mặc nhiên của chúng ta. Lại có sự giả định của cộng đồng, rằng chúng ta có thể trò chuyện với người khác một cách tự do và đó là quyền trao đổi tri thức về những điều đang diễn ra trên thế giới. Những giả định này là biểu hiện của một nền luật học tiên tiến.
Điều chúng ta rút ra từ Tu chính án số 1 của Hoa Kỳ là Quốc hội sẽ không làm những luật liên quan tới việc hạn chế tự do báo chí hoặc ngôn luận. Điều đó không có nghĩa rằng Quốc hội sẽ làm ra luật để bảo vệ nhà báo. Nhà báo sẽ tận dụng chức năng của tranh luận chính trị và trao đổi tư tưởng ngoài khuôn khổ pháp luật. Chính là các hồ sơ, quy định của Liên bang và việc trao đổi thông tin đã dẫn tới ra đời Hiến pháp Mỹ. Chính sự trao đổi thông tin đã điều chỉnh chính trị và cơ quan lập pháp, các quan toà và hành vi của cảnh sát. Rất quan trọng khi đưa ra giả định rằng tự do trao đổi thông tin sẽ không bị giới hạn ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và hoàn cảnh cụ thể rõ ràng.
Nhưng liệu một binh sĩ đang báo cáo từ chiến trường Afganistan có cảm thấy rằng anh ta đang viết ra một bản báo cáo mật không? Ông xử lý điều chỉnh việc tế nhị đó ra sao? Tại sao anh lính đó không phải là một ngoại lệ?
Một binh sĩ có thể không có quyền làm điều đó. Điều đó phụ thuộc vào liệu anh ta có liên đới tới một hành động chính đáng hay không. Bởi vì chỉ riêng việc có một người lính có mặt ở đâu đó, không có nghĩa rằng hành động của anh ta lúc nào cũng chính đáng và phải được bảo hộ. Chúng ta đã từng thấy một số lượng những người chống đối trong quân đội Mỹ gia tăng trong cả chiến tranh Iraq và chiến tranh Afganistan. Đây là vấn đề gây chia rẽ trong chính phủ Mỹ và trong nhân dân. Liệu những người này có quyền bày tỏ quan điểm bất đồng của họ không? Có thể về cá nhân, họ không có quyền...Nhưng, Tu chính án số 1, rõ ràng nói rằng các nhà xuất bản có quyền nói với nhân dân về nhiều điều đang diễn ra.
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com