Tổng thống Honduras bị lật đổ Zelaya và Tổng thống Costa Rica Arias trong cuộc họp báo tại sân bay quốc tế Juan Santamaria ngày 28/6. (Ảnh: Daylife)
Ngày 7/7, Tổng thống Costa Rica Oscar Arias thông báo sẽ làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Honduras.
Thông tin này cũng được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xác nhận sau cuộc gặp Tổng thống Honduras bị lật đổ Manuel Zelaya tại Washington cùng ngày.
Bà Hillary cho biết ông Zelaya đã đồng ý thương lượng mà không cần điều kiện tiên quyết về vị thế của ông trong tương lai, nhưng bà không đưa ra yêu cầu ông Zelaya phải được phục chức tổng thống như Nhà Trắng trước đó từng lên tiếng.
Theo ông Arias, Tổng thống tạm quyền Honduras Roberto Micheletti và Tổng thống bị lật đổ Zelaya đã đồng ý vai trò trung gian của ông, dự kiến các bên sẽ tiến hành đàm phán vào ngày 9/7 tới tại Costa Rica.
Tại một cuộc họp báo, bà Hillary cũng khẳng định Washington chủ trương tiến hành đối thoại trực tiếp giữa các bên tranh chấp tại Honduras và điều này "sắp diễn ra".
Trước đó, Costa Rica đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự tại Honduras và đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tegucigalpa trong trường hợp ông Zelaya không quay trở lại cầm quyền.
Ông Arias là nguyên thủ đầu tiên tiếp ông Zelaya sau khi ông này bị quân đội Honduras bắt giữ và trục xuất trong cuộc đảo chính ngày 28/6.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, ông Arias đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc hòa giải giữa các bên xung đột tại khu vực Trung Mỹ để chấm dứt các cuộc nội chiến tại El Salvador và Nicaragua. Ông Arias đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1987.
Cùng ngày, bà Xiomara Castro, phu nhân của ông Zelaya, cho biết chồng bà sẽ trở về nước ngày 8 hoặc 9/7 sau cố gắng không thành hôm 5/7. Người phát ngôn Tòa án Tối cao Honduras Danilo Izaguirre nói ông Zelaya "có thể về nước" nếu Quốc hội Honduras đồng ý ân xá cho ông này./.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 26/4 dẫn bản tin trên tờ Washington Times cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được tin là có hơn 1 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng bí mật ở nước ngoài.
Lãnh tụ đảng đối lập Myamar, bà Aung San Suu Kyi, vừa được tạp chí Time danh tiếng bình chọn là người có ảnh hưởng nhất thế giới trong vòng một thập niên vừa qua.
Trong cuộc đời của cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được mệnh danh là "bà đầm thép" có rất nhiều câu nói bất hủ. Chúng thể hiện rõ tính cách mạnh mẽ, quyết đoán của bà, đồng thời cũng cho thấy tài năng và trí tuệ của nữ Thủ tướng duy nhất trong lịch sử nước Anh.
Khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức, hầu hết người dân trong nước đều tập trung vào đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên.
Sáng nay (17/10, theo giờ Việt Nam), đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney đã có màn đấu khẩu gay gắt trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai trên truyền hình.
Ngày 6/7, Quốc hội Croatia đã thông qua quyết định bổ nhiệm bà Jadranka Kosor làm nữ Thủ tướng đầu tiên của nước này, thay thế ông Ivo Sanader, người hồi tuần trước bất ngờ tuyên bố từ chức khi mới cầm quyền được nửa nhiệm kỳ.
Thực hiện lời cam kết khi nhậm chức, Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama đã công khai hóa mức lương hằng năm của toàn bộ đội ngũ Nhà Trắng, từ TT đến nhân viên bảo vệ. Danh sách đội ngũ quan chức, nhân viên và mức lương đã được công bố trên trang blog Nhà Trắng .
Thủ tướng Nga Vladimir Putin quyết định hủy một cuộc họp tối 24/6 để cùng một số thành viên trong nội các đi khảo sát siêu thị, nhằm đánh giá thị trường giá cả hàng hòa trong nước.
Các hãng tin cho biết, trong khi hai tổng thống Nga-Mỹ bận hội đàm bàn chuyện đại sự, hai đệ nhất phu nhân Nga Svetlana Medvedeva và Mỹ Michelle Obama có chương trình riêng.
Sức mạnh của YouTube được Tổng thống Mỹ Obama nhận thức sâu sắc ngay từ thời kỳ diễn ra cuộc tranh cử Tổng thống căng thắng và quyết liệt hồi năm ngoái.
Tổng thống Barack Obama cho biết ông vẫn tin tưởng nền kinh tế sẽ phục hồi trong ngắn hạn và quốc gia này sẽ thịnh vượng trong dài hạn, bất chấp những tin xấu về thất nghiệp vừa được công bố.
Nữ thống đốc bang Alaska của Mỹ, bà Sarah Palin, bất ngờ tuyên bố từ chức từ ngày 26-7 tới dù năm 2010 mới hết nhiệm kỳ, đang làm ồn ào nội bộ Đảng Cộng hòa của bà với nhiều phỏng đoán về động cơ tốt cũng như đáng ngờ vực. Hàng trăm câu hỏi “tại sao” đã được đặt ra mà chưa có lời giải đáp.
Ngày 4/7, Tổng thống Honduras Manuel Zelaya, người bị trục xuất khỏi đất nước trong cuộc đảo chính quân sự hôm 28/6, tuyên bố sẽ trở về nước vào ngày 5/7.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.