Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TT Obama có đạt được tham vọng một thế giới phi hạt nhân?

 
-Qua việc ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới với Nga và làm chủ hội nghị cấp cao quan trọng về chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện vai trò lãnh đạo trong các cam kết của mình hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân.

 Nhưng ai sẽ theo ông?

Tại quốc gia của mình, ông Obama đang phải đối mặt với một Quốc hội chia rẽ và một xã hội chỉ tập trung vào các vấn đề khác như kinh tế. Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng, Thượng viện Mỹ sẽ thông qua Hiệp ước mới với Nga, nhưng triển vọng phê chuẩn một ưu tiên khác của ông Obama: “Hiệp ước toàn cầu cấm thử hạt nhân”, vẫn mập mờ.
Xét ở góc độ toàn cầu cũng có một bức tranh pha tạp khác. Ông Obama đã có được tiếng tăm và một giải Nobel Hoà bình cho chính sách ôn hoà hơn so với người tiền nhiệm George W.Bush. Nhưng George Perkovich, một chuyên gia hạt nhân hàng đầu tại Viện tài năng Carnegie, đã chỉ ra trong một báo cáo gần đây rằng, các cường quốc hạt nhân như Nga, Trung Quốc và Pháp đã từng không thể đi đến thống nhất với ý tưởng hướng tới giải trừ hạt nhân toàn cầu.

Ông Perkovich viết: “Kết quả là vị Tổng thống có tài đã sẵn sàng để dẫn dắt một chiến dịch lâu dài nhằm xoá bỏ các mối đe doạ hiện hữu từ vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn thiếu những đồng minh có đủ khả năng và những người đồng tình để biến tham vọng thành hiện thực”.

Chính sách của ông Obama sẽ phải đối mặt với một cuộc thử nghiệm khó khăn vào tháng tới, khi gần 200 quốc gia tại LHQ sẽ rà soát lại Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT), hiệp ước được tin là sẽ hạn chế tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân trong bốn thập kỷ. Ông Obama muốn tăng cường hiệp ước này vốn đang rơi vào tình trạng khó khăn do chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên.

NPT là một thoả thuận mà theo đó sẽ cho tất cả các bên ký kết quyền sản xuất năng lượng hạt nhân trong khi ngăn cấm các bên chế tạo bom hạt nhân; chỉ có năm cường quốc hạt nhân cũ có thể giữ kho vũ khí của họ nhưng phải thực hiện các bước cắt giảm. Ấn Độ, Pakistan và Israel, ba quốc gia mới có vũ khí hạt nhân đã không ký vào bản hiệp ước này và CHDCND Triều Tiên thì rút ra khỏi NPT năm 2003.

Nhưng sẽ thật khó để đưa ra được lệnh trừng phạt nghiêm khắc bởi hội nghị NPT được hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Iran, nước ký kết Hiệp ước và vẫn duy trì chương trình hạt nhân của họ vì mục đích hoà bình, có thể gây trở ngại với những thay đổi. Đối với giới phê bình, diễn đàn này dần trở thành nơi đấu tranh giữa các quốc gia hạt nhân.

Linton F.Brooks, một quan chức hạt nhân cấp cao trong hai chính quyền Cộng hòa trước cho biết: “Theo một cách nào đó, Mỹ sẽ được xem như đang thực sự giành lại được vị trí lãnh đạo”. Ông nói:“Liệu bạn có thể chỉ ra các kết quả chắc chắn của các nhà lãnh đạo hay không, tôi hoàn toàn không biết”.

Chính quyền của Tổng thống Obama đặc biệt muốn tránh việc tái diễn thất bại như đã xảy ra tại hội nghị 2005. Hồi đó, Chính quyền của ông Bush bị buộc tội phớt lờ các nghĩa vụ giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông Obama sẽ cố gắng xây dựng lòng tin tại hội nghị lần này bằng việc chỉ ra những thành tựu gần đây của ông: Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Mỹ - Nga (START mới), và chính sách hạt nhân mới của ông mà sẽ cắt giảm vai trò các loại vũ khí trong chiến lược phòng thủ của Mỹ.

Mặc dù vậy, chính quyền của ông Obama vẫn có thể đối mặt với rắc rối từ các mâu thuẫn chính sách được chính quyền tiền nhiệm để lại. Các đời Tổng thống Mỹ vẫn im lặng về chương trình hạt nhân của Israel, chương trình mà nước này vẫn không công khai thừa nhận hoặc phủ nhận.

Trong khi đó, Mỹ với việc đạt được hiệp ước năm 2008 dưới thời Tổng thống Bush, đã ký kết một thoả thuận hồi tháng trước cho phép Ấn Độ tự chế tạo nguyên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của nước này bằng việc chiết xuất plutonium từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Mỹ. Nhưng do Ấn Độ chưa bao giờ ký vào NPT, nên các cơ sở sản xuất hạt nhân của nước này không bị là đối tượng của các thanh sát viên hạt nhân quốc tế, những người có quyền kiểm tra liệu chất plutonium có bị dùng sai mục đích cho việc chế tạo bom hạt nhân hay không.

Ví dụ đó khiến Daryl G.Kimball, một chuyên gia thuộc một tổ chức độc lập Kiểm soát vũ khí (Arms Control Association) nhận định: “Vấn đề chính trong hiệp ước này là Mỹ đang cho phép các thành viên không thuộc NPT những quyền mà các nước thuộc NPT không được phép”.

Pakistan không vui mừng về thoả thuận giữa Mỹ và Ấn Độ, thoả thuận gần đây đã cản trở các cuộc nói chuyện về các vấn đề khác trong chương trình nghị sự của ông Obama: đạt được hiệp ước cấm sản xuất nguyên liệu hạt nhân ở cấp độ vũ khí. Đối với các cuộc thảo luận về hiệp ước này, đại diện Pakistan, ông Zamir Akram nói, thái độ lạc quan trước đó của chính phủ ông về chính quyền của ông Obama đã không thể kéo dài.

Các quan chức trong chính quyền Mỹ thừa nhận rằng thật không dễ dàng để đạt được các mục tiêu, nhưng họ nói họ sẽ đảo ngược thế đòn bẩy khi NPT còn trong tranh cãi. Ông Obama đã cố gắng nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với Hiệp ước này bằng các cách đa dạng: tổ chức đàm phán vũ khí với Nga, thúc đẩy cách tiếp cận năng lượng hạt nhân hoà bình, và theo đuổi mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Giám đốc truyền thông chiến lược của Nhà Trắng, ông Benjamin Rhodes nói: “Học thuyết nền tảng của chương trình nghị sự mà Tổng thống Obama vạch ra hồi năm ngoái là, vận động trên mọi mặt trận cùng lúc nhằm củng cố NPT và cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Ông Obama gần đây cũng thúc Lầu Năm góc bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc thảo luận nhằm tìm cách cắt giảm nhiều hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga sau khi START mới được phê chuẩn.

Nhưng các cuộc thảo luận được cho là sẽ khó khăn bởi chúng bao gồm cả các loại vũ khí hạt nhân nhỏ hơn, có tầm ngắn hơn mà Nga muốn có nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ và các Lực lượng đồng minh ở châu Âu. Về phần mình, Nga sẽ vẫn hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, điều mà Lầu Năm Góc và các nghị sỹ đảng Cộng hoà kịch liệt phản đối.

Ông Perkovich nói, Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân vừa qua, hội nghị đã đạt được thoả thuận của 47 nước tham dự về vấn đề nguyên liệu hạt nhân an toàn hơn, đã đưa ra một số lý do khiến người ta có thể hy vọng một sự hợp tác quốc tế. Thứ nhất, không một nước nào làm hỏng bản hiệp ước cuối cùng. Thứ hai, mặc dù bản hiệp ước này không có tính trói buộc, nhưng nó có thể được các quan chức chính phủ Mỹ dùng để thúc các đối tác làm theo.

(Theo THU TRANG (theo Washington Post) // Báo Nhân dân điện tử)

  • Những bức ảnh chưa từng công bố về Nữ hoàng Anh
  • Tổng thống Obama chơi golf nhiều hơn người tiền nhiệm
  • Rạn nứt
  • Con gái Bill Clinton sẽ chống nạng trong lễ cưới của mình?
  • Vua trẻ nhất thế giới
  • Ảnh nữ chính khách xinh đẹp gợi cảm nhất Đông Âu
  • Ông Estrada tái xuất
  • Ông Villepin sẽ trở lại?