Stephen Farrell, nhà báo mang hai quốc tịch Anh và Ireland làm việc cho nhật báo Mỹ The New York Times (NYT), cùng vớiSultan Munadi, một nhà báo Afghanistan làm thông dịch viên cho Farrell, đã bị du kích Taliban bắt cóc trong lúc đi điều tra vụ máy bay NATO oanh kích hai chiếc xe bồn chở xăng bị Taliban cướp làm cho 90 thường dân tử vong.
Taliban từng treo giải thưởng 50.000 USD nếu giết được một nhà báo phương Tây. Ảnh: AFP
Một cuộc giải cứu hai nhà báo kể trên do biệt kích Anh thực hiện đã kết thúc không trọn vẹn. Farrell được cứu thoát nhưng Munadi bị lạc đạn chết. Farrell, 46 tuổi, là phóng viên thứ hai của tờ NYT bị bắt cóc ở Afghanistan trong năm nay. Đây cũng là lần thứ hai ông bị bắt cóc. Năm 2002, ông bị quân nổi dậy Iraq bắt cóctại Fallujah, Iraq khi tác nghiệp cho nhật báo Anh The Times.
Bạc bẽo
Báo cáo mới nhất của Liên đoàn Nhà báo quốc tế (IFJ) cho biết trong 12 năm qua, đã có khoảng 1.100 nhà báo và nhân viên báo đài bị giết trong khi tác nghiệp tại các điểm nóng trên thế giới. Riêng từ đầu năm đến nay, đã có 52 nhà báo thiệt mạng, theo số liệu của tổ chức International News Safety Institute.
Tất cả những phóng viên dày dạn kinh nghiệm nhất đều có chung một nhận xét: Nghề phóng viên chiến trường giờ đây bạc bẽo hơn bao giờ hết. Cái thời mà phóng viên chiến trường được coi là nhà quan sát trung lập và không phải lính vì vậy không phải là mục tiêu để tấn công đã qua rồi. Ngày nay ở nhiều nước, nhất là các nước Hồi giáo, tình cảm chống phương Tây, cụ thể là chống Mỹ, đang có xu hướng chĩa mũi dùi vào các phóng viên phương Tây.
Thật ra cũng có một lý do khác nữa làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Đó là một số nước phương Tây dùng nhà báo để làm gián điệp cho họ. Hay một số tòa án dùng những bài báo để làm chứng cứ kết tội những tội phạm chiến tranh quốc tế như tòa án quốc tế The Hague chẳng hạn. Chuyện này gây ấn tượng xấu đối với các tín đồ Hồi giáo, nhất là những người ủng hộ Taliban hay Al-Qaeda.
50.000 USD
30 năm trước, việc phóng viên chiến trường nước ngoài bị tấn công rất hiếm khi xảy ra. Nhưng từ thập niên 1980,chuyện du kíchhay bọn tội phạm có tổ chức dùng chiến thuật bắt cóc đòi tiền chuộc hay giết phóng viên nước ngoài vì trái hệ tư tưởngngày càng trở nên phổ biến. Phóng viên chiến trường nổi tiếng Patrick Cockburn là nạn nhân đầu tiên của chiến thuật này khi ông bị bắt cóc ở Lebanon năm 1984.
Cố tình bắt cóc, thậm chí sát hại phóng viên chiến trường, đã được áp dụng có hệ thống ở Chesnya. Tại đây, các tổ chức tội phạm coi việc bắt cóc nhà báo đểđòi tiền chuộc là một nguồn thu nhập đáng kể. Còn Taliban ở Afghanistan treo giải thưởng 50.000 USD nếuai đó giết được một nhà báo phương Tây.
Chiến trường Afghanistan có thể chưa khốc liệt và nguy hiểm bằng Iraq nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, theo bà Harriet Sherwood, Trưởng Ban Quốc tế nhật báo Anh The Guardian. Bà Sherwood cho biết các nhà báo Afghanistan cũng không thoát khỏi chuyện bắt cóc hay bị sát hại vì“làm tay sai cho địch”.
Nữ nhà báo Mona Mahmood từng làm thông dịch viên và hướng dẫn các nhà báo Mỹ, Anh ở chiến trường Iraq từ năm 2003 đến 2006 chia sẻ: “Đó là một nghề gian khó ngoài sức tưởng tượng. Nó giống như nhảy vào bãi mìn”. Nói chung, nhà báothông dịch kiêm hướng dẫn tại chỗ nắm cả sinh mạng của đồngnghiệp nước ngoài. Có một lần ở Iraq, chị đã từ chối50.000 USD mà lực lượng nổi dậy hứa cho nếu chị “bán” nhà báo Mỹ đi theo chị. Vậy mà có ai hiểu thấu cho. Mahmood có một kỷ niệm buồn. Khi kết thúc hợp đồng với một tờ báo Mỹ, chẳng những chị không được thưởng haynhận đượcmột lời cảm ơn mà còn bị cắt bớt ba ngày lương.
Richard Beeston, Trưởng Ban Quốc tế nhật báo Anh The Times, cũng có cùng một nhận xét của bà Sherwood: “Đúng là mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn. Kabul vẫn còn tương đối an toàn nếu ta hết sức cẩn thận. Nó chưa bằng Baghdad hồi năm 2006 và 2007 nhưng sẽ trở nên nguy hiểm hơn”. Tờ The Times hiện có hai phóng viên ở Afghanistan nhưng kể từ ngày 9-9, ban biên tập đã cấm họ đi điều tra hiện trường kiểu Farrell. Beeston e ngại Taliban sẽ trả thù vụ biệt kích Anh giết chết nhiều phần tử Taliban trong khi giải cứu Farrell.
Chấp nhận hiểm nguy
Tổ chức Nhà báo không biên giới (RSF) của Pháp đã xếp Afghanistan hạng 156/173 nước theo tiêu chí tự do báo chí. Mục tiêu của RSF là chống lại các chế độ kiểm duyệt và bạo hành đối với nhà báo. Theo nhận định của tổ chức này, Taliban là tổ chức hủy diệt tự do báo chí hăng hái nhất. Tòa án, chính khách và một số nhà lãnh đạo tôn giáo Afghanistan cũngngượcđãi các nhà báo và các nhà hoạt động đòi tự do ngôn luận. RSF cho biếtkể từ tháng 9-2008, đã có ít nhất 7 nhà báo bị bắt cóc ở Afghanistan.
Tháng 8 rồi, hai phóng viên của hãng tin AP tháp tùng một đơn vị quân đội Mỹ - một kiểu tác nghiệp được cho là ítrủi ro nhất - đã bị thương vì một quả bom tự tạo gài bên vệ đường. Phóng viên ảnh Emilio Morenatti, một trong hai nhà báo này, phải cắt bỏ một chân.
Phóng viên tự do Anh Stephen Grey, 41 tuổi, từngtác nghiệp ở thủ đô Kabul và tỉnh Helmand nhận định rằngmột trong những khó khăn lớn nhất mà ông từng gặp là những cuộc nổi dậy ở làng mạc không có chiến tuyến rõ ràng. Điều này có nghĩa là không có nơi nào an toàn cho phóng viên khi quan sát và đưa tin chiến sự.
Grey cho biết chuyện nhảy xuống hào để tránhđạn của hai phía bay như vãi trấunhư phóng viên Stephen Farrell là chuyện không hiếm. Nguy hiểm là vậy nhưng theo ông: “Đó là một công việc quan trọng, ai cũng nên làm bởi nó đáng giá. Tôi nghĩ nhà báo cũng giống như người lính. Chúng tôi chấp nhận nguy hiểm”.
(Theo NGUYỄN CAO // Người lao động online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com