Chính phủ tiềm quyền tại Honduras tiếp tục đối mặt với sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế đòi sớm phục chức cho Tổng thống bị phế truất Manuel Zelaya.
Ngày 28/7, Mỹ đã thu hồi thị thực ngoại giao của 4 nhân viên đang làm việc cho Chính phủ lâm thời Honduras, đồng thời xem xét khả năng hủy thị thực ngoại giao của một số đối tượng khác.
Mặc dù không nêu danh tính những nhân viên trên, song người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ian Kelly khẳng định những người này từng làm việc dưới thời Tổng thống bị lật đổ Zelaya và hiện lại tiếp tục làm cho Chính phủ tiếm quyền của Tổng thống Roberto Micheletti. Ông Kelly cũng cho biết Mỹ đang rà soát lại thị thực của tất cả các nhân viên làm việc cho chính quyền lâm thời.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định Washington không thừa nhận Chính phủ lâm thời tại Honduras cũng như ông Micheletti là Tổng thống quốc gia Trung Mỹ này.
Ông Kelly nhấn mạnh biện pháp trên thể hiện tính nhất quán của Nhà Trắng trong vấn đề này và Mỹ đang xem xét lại tất cả các chương trình hợp tác song phương với Honduras.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Miguel Angel Moratinos cũng tuyên bố sẽ hối thúc Liên minh châu Âu (EU) thu hồi thị thực của các nhân viên Chính phủ lâm thời Honduras. Theo ông, cộng đồng quốc tế cần phải phối hợp hành động và đồng thuận để ông Zelaya có thể sớm trở lại nắm quyền.
Trong khi đó, Tổng thống bị phế truất Zelaya đã quyết định lập căn cứ tại vùng rừng núi Las Colinas thuộc lãnh thổ Nicaragua giáp giới Honduras để tiếp tục cuộc "kháng chiến hòa bình" chống lại phe đảo chính.
Bình luận về động thái mới của Mỹ, ông Zelaya khẳng định đây là một quyết định "đúng đắn" và thúc giục Washington tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ hơn nữa./.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Tháng 9-1966, vệ tinh do thám Mỹ đã chụp ảnh một căn cứ hải quân Liên Xô bên bờ biển Cát-xpi. Đây là thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh và giới tình báo Mỹ giật mình trước những gì mà họ nhìn thấy. Đó là một vật thể dài hơn 100m, với những cánh vuông, ngắn không giống bất cứ cái gì được nhìn thấy trước đó.
Nếu chỉ căn cứ vào số cử tri vỏn vẹn 2,7 triệu người của Cư-rơ-gư-xtan, có thể lầm tưởng cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 23-7 là một sự kiện chẳng mấy quan trọng trên "vũ đài" chính trị luôn sôi động của thế giới. Nhưng thực tế không phải vậy.
Ý tưởng về một chiếc máy bay nguyên tử xuất hiện từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX khi quân đội Mỹ muốn có những chiếc máy bay ném bom hoặc tuần tra có thể hoạt động liên tục nhiều ngày, nhiều tháng trên không.
Được giới tướng lĩnh kỳ vọng là sẽ góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến ở Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, mà ở đó phe Trục đang thất bại rõ ràng, nhưng đúng 10 ngày sau khi đưa vào hoạt động, Si-na-nô - chiếc tàu sân bay hiện đại nhất của đất nước Mặt trời mọc vào lúc đó đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
48 giờ qua, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ôn-đu-rát lại nóng lên từng giờ. Trong một cuộc trở về mạo hiểm (ngày 25-7, giờ địa phương), Tổng thống bị lật đổ của Ôn-đu-rát Ma-nu-en Dê-lay-a - đang phải lưu vong tại nước láng giềng - đã một lần nữa bước qua đường biên giới Ni-ca-ra-goa - Ôn-đu-rát để về nước.
Tổng thống lâm thời Honduras Roberto Micheletti ngày 29/7 đã kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này.
14 năm sau thời điểm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, ngày 22-4, lần đầu tiên một phái đoàn sĩ quan Quân đội nhân dân VN đã có chuyến thăm một tàu sân bay của Mỹ.
Theo hãng tin AP, quân đội Trung Quốc ngày 28/7 đã tiến hành một cuộc diễn tập chống khủng bố với tình huống giả định là các phần tử khủng bố bắt cóc một chiếc xe buýt.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.