Các chuyên gia chống rửa tiền quốc tế cho rằng cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới ngụy trang nhằm tiến hành các cuộc thương lượng và chuyển đổi các khoản tiền chuộc lớn thu được từ việc bắt giữ tàu, vào các hoạt động kinh doanh kiếm lời.
Một chuyên gia phân tích quốc tế giấu tên cho biết cướp biển Somalia đã chọn Trung tâm tài chính lớn tại Đubai, thuộc các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), và khu vực miền Nam Somalia, giáp với biên giới Kenya, làm nơi "rửa" các khoản tiền lớn kiếm được từ tiền chuộc tàu, thông qua các băng nhóm, tổ chức tài chính ở đây.
Chuyên gia này nhận định cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới các đại diện tại khu vực này để thực hiện việc đàm phán về các khoản tiền chuộc với chủ tàu bị bắt giữ và tiến hành "rửa" các khoản tiền kiếm được.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan phòng chống ma túy quốc tế (INS) cũng cho rằng cướp biển Somalia đã sử dụng UAE và Kenya như các địa bàn quan trọng nhằm tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Số liệu báo cáo cho thấy hàng năm có khoảng 100 triệu USD "tiền bẩn" được rửa qua hệ thống tài chính ở Kênia. Hoạt động này đã làm xói mòn các nỗ lực đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tài chính gian lận của cộng đồng quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hàng hải quốc tế, cướp biển Somalia thời gian qua đã kiếm được hàng trăm triệu USD từ các khoản tiền chuộc tàu và thủy thủ đoàn bị chúng bắt giữ.
Mới đây, cướp biển Somalia đã nhận được khoản tiền chuộc kỷ lục, lên tới 9 triệu USD, sau khi bắt giữ tàu chở dầu siêu trọng Hàn Quốc.
Vụ việc này đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại việc các chủ tàu đơn phương tiến hành các cuộc thương lượng và chấp nhận trả tiền chuộc có thể làm gia tăng hoạt động của các nhóm cướp biển Somalia, ngăn cản các nỗ lực đấu tranh và làm xói mòn các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc chống nạn cướp biển và rửa tiền hiện nay./.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Trong cuốn hồi ký “Decision Points” ra mắt hôm 9 - 11, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush chia sẻ những trải nghiệm và bí mật chưa từng công bố trong thời gian đương chức.
Ni-a-ga-ra là một trong số ít các thác nước lớn và đẹp nhất thế giới. Nó nằm trên con sông cùng tên dài 54 km chảy từ hồ Ê-ri phía tây nam xuống hồ Ôn-ta-ri-ô phía đông bắc, cũng là biên giới tự nhiên giữa Mỹ và Ca-na-đa. Thác Ni-a-ga-ra rộng như một vòng cung lớn mềm mại bao quanh đảo Sơn Dương, rồi tỏa làm hai.
Máy bay tuần tra bay lượn trên bầu trời biên giới Mỹ - Mexico, tàu cao tốc truy tìm những kẻ buôn lậu trên biển, hàng chục ngàn nhân viên lực lượng tuần tra biên giới với xe tải, ngựa, nhiều loại phương tiện và cả xe đạp để kiểm tra những người vượt biên trái phép trên đất liền...
Sự kiện một máy bay Airbus A380 của Hãng Hàng không Qantas (Australia) chở 459 khách phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Changi (Singapore) hôm 4-11 do một động cơ bốc cháy trên không khiến thế giới chưa hết bàng hoàng. Câu hỏi đặt ra là liệu siêu máy bay A380 - máy bay lớn nhất thế giới và đời mới nhất của Airbus có an toàn?
Nguyên nhân khiến đường dây điệp viên của Nga trên đất Mỹ bị phá vỡ vào mùa hè vừa qua cuối cùng cũng đã được tiết lộ. Theo tờ Kommersant, một nhật báo uy tín hàng đầu ở xứ Bạch dương - đây là hậu quả từ sự phản bội của Shcherbakov, Đại tá thuộc Cục tình báo nước ngoài của Nga (SVR) - một nhánh của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).
Điều lạ lùng là chính dân Ấn cũng chống lại ý tưởng có nước máy thường trực. Dân chúng tầng lớp trung lưu và giàu có đã tạo ra một thế giới nước sinh hoạt 24/24 giả tạo bằng những hệ thống bơm lọc, tích trữ đắt tiền đáp ứng được nhu cầu của mình. Dù có bất tiện, họ đã quen thuộc với thói quan liêu Ấn Độ và ngờ vực không biết việc cấp nước 24/24 sẽ đòi hỏi gì nữa ở họ. Dân nghèo đã tiêu tốn quá nhiều thời gian và thu nhập hạn hẹp của họ để có nước sinh hoạt. Đối với họ, những lời hứa cung cấp nước 24/24 dường như rỗng tuếch. Tại sao phải tiêu tốn nhiều thêm cho một điều không có khả năng thành hiện thực chứ?
Nước là một yếu tố văn hoá phức tạp ở Ấn Độ. Nhiều dòng sông lớn ở nước này được xem là linh thiêng. Thực tế, chúng được xem là những nữ thần và người Ấn tin rằng nguồn nước của các dòng sông này có quyền năng tẩy trần và cứu rỗi. Sông Hằng chảy qua thành phố Varanasi và sông Yamuna chảy qua Delhi được cho là những dòng sông linh thiêng nhất nước Ấn. Nhưng chúng cũng nằm trong số những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Ở nhiều đoạn, nước sông đen xì hoặc nâu quánh.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.