Ngoài ra, các nhà lãnh đạo khối này sẽ cố gắng giải quyết những bất đồng về vấn đề mỗi thành viên EU cần phải đóng góp bao nhiêu để giúp các nước phát triển đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. Ủy ban châu Âu đã đề nghị các quốc gia EU mỗi năm đóng góp đến 15 tỉ euro (22 tỉ USD) kể từ năm 2013. Nhưng các tổ chức viện trợ và môi trường yêu cầu châu Âu ủng hộ gấp đôi số tiền nêu trên. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt, hiện là Chủ tịch EU, thúc giục các vị đồng nhiệm nhất trí về số tiền cứu trợ.
Ông Fredrik Reinfeldt (giữa), Chủ tịch EU, muốn đạt được thỏa hiệp về số tiền cứu trợ các nước nghèo. Ảnh: REUTERS
Theo BBC, Thủ tướng Đan Mạch Laks Loekke Rasmussen phát biểu rằng một thỏa thuận ràng buộc pháp lý về thay đổi khí hậu chưa chắc sẽ được mọi người nhất trí tại hội nghị vào tháng 12 tới ở Copenhagen. Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nhận định rằng ngay cả trong trường hợp không một hiệp ước nào được ký tại Copenhagen, vẫn có thể đạt được một thỏa ước về chính trị.
Ngoài vấn đề khí hậu, các nhà lãnh đạo EU cũng tìm cách thuyết phục Czech thông qua Hiệp ước Lisbon. Tổng thống CH Czech là nhà lãnh đạo EU duy nhất chưa ký kết hiệp ước. Theo hiệp ước này, sẽ có một vị chủ tịch EU làm việc toàn thời gian và tại hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ bàn về nhân vật có thể đảm nhận vai trò này. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair và Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker hiện là những ứng cử viên hàng đầu cho cương vị trên.
(Theo nld online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com