Khủng hoảng nợ công đang khiến Hy Lạp rơi vào tình trạng "nước sôi lửa bỏng" - Ảnh: Getty.
Trong thời gian khủng hoảng tài chính vừa qua, nhiều quốc gia đã phải tăng cường vay nợ từ bên ngoài để trang trải các chương trình kích cầu và giải quyết khó khăn kinh tế trong nước. Thực tế này dẫn tới sự phình to của nợ quốc gia sau khủng hoảng.
Theo hãng tin tài chính CNBC, thâm hụt ngân sách công, nợ chính phủ và nợ tư nhân đầm đìa là chuyện không hiếm ở các nước phương Tây. Nhưng một phần do khủng hoảng tài chính, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có mức nợ tệ hại hơn so với các nước khác.
CNBC đưa ra định nghĩa nợ nước ngoài của một quốc gia, bao gồm tiền gốc cộng tiền lãi mà chính phủ và các tổ chức trong biên giới quốc gia đó có nghĩa vụ phải trả. Con số này không chỉ bao gồm nợ chính phủ, mà còn cả nợ mà các doanh nghiệp và người dân nước đó phải trả cho các chủ nợ ở bên ngoài biên giới.
CNBC đã đưa ra một danh sách 20 nền kinh tế có mức nợ nước ngoài so với GDP cao nhất thế giới, từ việc nghiên cứu tình trạng nợ nần của 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới trên cơ sở các số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB). Danh sách này có thể khiến không ít người phải ngạc nhiên, trong đó quốc gia đang chìm đắm trong khủng hoảng nợ Hy Lạp chưa phải là “chúa Chổm”.
Dưới đây là 20 quốc gia và vùng lãnh thổ gánh mức nợ nước ngoài so với GDP cao nhất, xếp theo thứ tự từ dưới lên:
20. Mỹ
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 96,5% Tổng nợ nước ngoài: 13,77 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 14,26 nghìn tỷ USD
19. Hungary
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 121,9% Tổng nợ nước ngoài: 225,56 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 184,9 tỷ USD
18. Australia
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 124,3% Tổng nợ nước ngoài: 1,025 nghìn tỷ USD (tính đến quý 2/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 824,3 tỷ USD
17. Italy
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 147,4% Tổng nợ nước ngoài: 2, 594 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 1,76 nghìn tỷ USD
16. Hy Lạp
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 170,5% Tổng nợ nước ngoài: 581,68 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 341 tỷ USD
15. Đức
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 182,5% Tổng nợ nước ngoài: 5,13 nghìn tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 2,81 nghìn tỷ USD
14. Tây Ban Nha
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 186,1% Tổng nợ nước ngoài: 2,55 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 1,37 nghìn tỷ USD
13. Na Uy
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 202,6% Tổng nợ nước ngoài: 553,4 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 273,1 tỷ USD
12. Phần Lan
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 220,2% Tổng nợ nước ngoài: 402,24 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 182,6 tỷ USD
11. Hồng Kông
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 223,1% Tổng nợ nước ngoài: 672,9 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 301,6 tỷ USD
10. Bồ Đào Nha
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 235,9% Tổng nợ nước ngoài: 548,45 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 232,4 tỷ USD
9. Pháp
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 248% Tổng nợ nước ngoài: 5,23 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 2,11 nghìn tỷ USD
8. Áo
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 256,2% Tổng nợ nước ngoài: 827,9 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 323,1 tỷ USD
7. Thụy Điển
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 264,3% Tổng nợ nước ngoài: 881,5 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 333,5 tỷ USD
6. Đan Mạch
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 316% Tổng nợ nước ngoài: 627,6 tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 198,6 tỷ USD
5. Bỉ
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 328,7% Tổng nợ nước ngoài: 1,25 nghìn tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 381 tỷ USD
4. Hà Lan
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 376,6% Tổng nợ nước ngoài: 2,46 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 654,9 tỷ USD
3. Thụy Sỹ
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 382,2% Tổng nợ nước ngoài: 1,21 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009) GDP năm 2009 (ước tính): 317 tỷ USD
2. Anh quốc
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 425,9% Tổng nợ nước ngoài: 9,15 nghìn tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 2,15 nghìn tỷ USD
1. Ireland
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 1,312% Tổng nợ nước ngoài: 2,32 nghìn tỷ USD GDP năm 2009 (ước tính): 176,9 tỷ USD
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Theo nhận định của các nhà kinh tế Trung Quốc, kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, dù cho gói cứu trợ cho Hy Lạp mới được phê chuẩn và thị trường vốn đang tăng mạnh.
Cảnh báo tổng nợ của các địa phương Trung Quốc tính đến cuối năm 2009 đã lên đến 11.400 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1.700 tỉ USD), tương đương 1/3 GDP của Trung Quốc cùng năm. Số tiền này là để cho các dự án ở các địa phương. Dự báo đến năm 2011, các địa phương Trung Quốc sẽ còn vay thêm 12.700 tỉ nhân dân tệ nữa (trên 1.200 tỉ USD), và còn dự báo rằng 25% số nợ trên sẽ biến thành nợ xấu.
Không chỉ Hy Lạp mà một số nền kinh tế dễ bị tổn thương tại khu vực đồng euro cũng đang gặp rắc rối. Những nước như Anh và Mỹ cũng đang rơi vào tình thế nguy hiểm nếu không hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng tài chính công bị kiệt quệ.
Lãnh đạo 16 quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng euro phê duyệt kế hoạch viện trợ khẩn cấp cho Hy Lạp trị giá 160 tỉ euro hồi cuối tuần qua, kèm theo đó là kế hoạch thực hiện một cơ chế ổn định lâu dài.
Mặc dù nhiều người cho rằng thế giới đã thoát ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp lại hé lộ khủng hoảng kinh tế đang chuyển sang giai đoạn mới mà đặc điểm bao trùm của nó là gánh nặng nợ nần của các chính phủ.
Theo tờ “China Daily” ngày 12/5 đưa tin, cựu phó đại diện thương mại Mỹ Susan G Esserman cho biết, Mỹ sẽ không công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc trước năm 2016 và kiến nghị, hai nước Trung - Mỹ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của WTO khi thực hiện biện pháp cứu trợ thương mại với đối phương.
1.000 tỉ USD giải cứu đồng euro mới chỉ là liệu pháp cấp cứu để “con bệnh” euro qua cơn nguy kịch gần kề. Cũng như gói giải cứu Hi Lạp mới chỉ để nước này khoan sụp đổ trong ba năm tới. Những gì Hi Lạp hay châu Âu đang trải qua sẽ có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia - con nợ nào nếu như không kịp thời điều chỉnh cách nhìn với công nợ và tầm nhìn trong đầu tư...
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.