Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ám ảnh hơn cả bão nợ

 Mối lo về tình trạng bất ổn xã hội từ khi "con tàu" Hy Lạp chất ngất mầm mống "virus nợ" sầm sập lao về phía "nhà ga trung tâm" châu Âu, thổi bùng lên cơn rối loạn kinh tế khu vực trong suốt gần 1 năm qua, nay đã trở thành sự thật. Cựu lục địa đang có nguy cơ trở thành trung tâm phát tán những hiểm họa an ninh khi trong tuần qua, hơn một tá bưu kiện có chứa bom từ Hy Lạp gửi đến các đại sứ quán, các nguyên thủ châu Âu đã được phát hiện. Không khí nghi ngờ hiện nay tại xứ sở Thần thoại đã lên đến cực điểm. Báo động đỏ đối với các bưu kiện bom vẫn được giữ nguyên.

 


Các chuyên gia chất nổ Hy Lạp kiểm tra công ty chuyển phát nhanh tại Athens sau khi 1 gói hàng phát nổ tại đây.

Tính đến ngày 5-11, cảnh sát Hy Lạp đã phát hiện 14 bưu kiện chứa chất nổ, trong đó gói bưu kiện mới nhất đề địa chỉ gửi tới Đại sứ quán Pháp. Làn sóng đánh bom bằng bưu kiện xảy ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử địa phương ở Hy Lạp đang đến gần và căng thẳng trong xã hội ngày càng gia tăng do người dân phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu hà khắc của chính phủ. Dù rằng ban đầu hầu hết người dân Hy Lạp ý thức được rằng đất nước cần thay đổi triệt để, nhưng xã hội Hy Lạp khó có thể vượt qua cảnh thắt chặt ngân sách, cắt giảm chi tiêu đầy đau đớn và phải mất nhiều năm mới có thể thấy được những dấu hiệu phục hồi. Cùng với thời gian, lòng kiên nhẫn giảm dần, bực bội tăng lên, tình trạng "chán nản tập thể" xuất hiện với những dấu hiệu cực đoan. Các cuộc biểu tình phản ứng dữ dội trên đường phố Athens và những thành phố lớn khác ở đất nước bên bờ Địa Trung Hải thời gian qua đã khẳng định điều này. Điều đáng lo ngại ở đây là, sự bùng phát bất ổn xã hội ở Hy Lạp có thể ảnh hưởng rộng hơn ra châu Âu theo nhiều cách khác nhau không thể lường trước. Làn sóng đánh bom bằng bưu kiện là một ví dụ cho thấy phạm vi hoạt động của các tổ chức cực đoan ở Hy Lạp đã "leo thang" từ trong nước ra nước ngoài.

Có thể nhận ra rằng, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng rệu rã, thì hệ thống an ninh cũng bị giảm dần "sức đề kháng". Làn sóng bom thư từ Hy Lạp cho thấy "lỗ hổng" an ninh trong các hệ thống chuyển phát quốc tế. Rõ ràng, khoa học công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể giúp phát hiện ra những gói hàng khả nghi. Nhưng để lắp đặt các màn hình theo dõi ở mọi ngóc ngách của từng kiện hàng nhằm giảm thiểu mối đe dọa an ninh hàng không theo kiểu này là một phương án bất khả thi. Một phần vì khó có thể kiểm soát được triệt để hàng triệu kiện hàng được chuyển đi hằng ngày, một phần vì chi phí thực tế có thể lên mức khó tin, thậm chí có thể khiến các công ty bưu chính phá sản.

Trong khi đó, khó khăn về tài chính đã buộc nhiều quốc gia đồng loạt triển khai chính sách "thắt lưng buộc bụng" bao gồm cả cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Chỉ trong năm nay, chi phí an ninh - quân sự của hầu hết các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Italia… đã tụt xuống dưới mức của năm 2008. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược truy quét các nhóm khủng bố đang ngày càng đa dạng hóa phương thức tấn công.

Ngày 5-11, các chuyên gia về an ninh hàng không và chất nổ của châu Âu đã họp tại Brusells (Bỉ) nhằm tìm kiếm biện pháp đối phó với mối đe dọa khủng bố mới. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các nhà lãnh đạo lục địa này cần gấp rút ngăn chặn hiệu ứng "domino xã hội". Một khi đã bùng phát, sức tàn phá của nó sẽ ghê gớm gấp nhiều lần "cơn bão" nợ hiện nay.

 

( Theo Quỳnh Chi // Báo Hà nội mới Online )

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới tuần 8-14/11: Hai nỗi lo chi phối
  • Ba vấn đề lớn mà thế giới cần hợp lực giải quyết
  • Báo động chảy máu nguyên liệu thô
  • Cuộc chiến tỷ giá nhìn từ... đồ hiệu
  • Kinh tế 24h qua: Thực chất là G-2
  • Kinh tế 24h qua: Bóp méo tỷ giá
  • Roubini: Bản vị vàng ảnh hưởng nghiêm trọng chu kỳ kinh tế
  • Kinh tế 24h qua: Lo ngại gia tăng