Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cam kết của WB và IMF không là thuốc đặc trị

Tại hội nghị mùa thu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB) diễn ra tại Mỹ, WB và IMF cam kết sẽ làm hết sức có thể để hỗ trợ các nước thành viên đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư và phân tích kinh tế đã tỏ ra nghi ngờ, không hy vọng là có một sự đột phá nào có thể giúp ổn định lại hệ thống tài chính của Châu Âu. Đây cũng là thử thách đối với bà Christine Lagarde - Chủ tịch mới của IMF.

Tuần trước đó, bà Lagarde đã cảnh báo các nền kinh tế lớn sẽ bị suy thoái, nếu các nước không có những biện pháp kịp thời, quyết liệt. Giám đốc kinh tế của IMF Oliver Blanchard cũng cảnh báo "kinh tế thế giới đang ở trong một tình trạng nguy hiểm". Các nhà đầu tư ngày càng mất lòng tin vào khả năng kiểm soát nợ của nhiều nước.

Trong khi đó, bản thân các nước G20 ngay trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua cũng cho rằng, hạn chót để giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ công khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Châu Âu và ngăn chặn một cuộc suy thoái mới đang gần kề.

Bộ trưởng tài chính các nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Trung Quốc, Brasil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi họp bên lề hội nghị mùa thu cũng báo động về một cuộc suy thoái kinh tế thế giới mới mà trung tâm khởi phát từ Châu Âu, các nước này cũng kêu gọi các nước Châu Âu phải hành động nhanh và quyết liệt hơn và hứa khi cần thiết sẽ thông qua IMF hoặc một tổ chức tiền tệ quốc tế đóng góp vào việc cứu trợ khủng hoảng. Trong các nước BRICS, Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành cứu tinh khi hoạn nạn và các nước khác sẽ noi theo. Tuy nhiên chủ tịch ngân hàng thế giới Robert Zoellick lại cho rằng nếu tính GDP trên đầu người thì Trung Quốc vẫn là một quốc gia nghèo. Một nước nghèo mà bỏ tiền ra cứu các nước giàu sẽ gây ra phản ứng không hay ở trong nước. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không cho không ai cái gì. Với Mỹ, ông Ôn Gia Bảo đòi mở cửa thị trường cho các Cty của Trung Quốc, còn với Châu Âu thì Trung Quốc đòi công nhận kinh tế thị trường và mở cửa. Hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán với các nước Châu Âu như đang đàm phán với Hy Lạp và Italia về đầu tư.

Có thể nói, những cam kết chưa phải là “bài thuốc đặc trị” cho các vấn đề hiện tại. Điều mà giới đầu tư và các thị trường đang quan tâm hiện nay là các biện pháp cụ thể. “Chỉ ủng hộ bằng miệng mà không có hành động chắc chắn nào thì chẳng thuyết phục nữa”, hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia kinh tế Joe Lau thuộc Ngân hàng Societe Generale.

Bảo Thy

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

( Thanh Niên)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Chủ tịch FED: 'Mỹ cần học hỏi các nền kinh tế mới nổi'
  • Khủng bố vẫn đe dọa nghiêm trọng như 10 năm trước
  • Cuộc chiến thịt gà Mỹ - Trung “khai hỏa”
  • Wall Street Journal đánh giá cao kinh tế Việt Nam
  • Olympic London 2012: thời cơ cho doanh nghiệp Anh
  • BRICs sẽ cứu châu Âu?
  • BRICS liên kết cứu châu Âu?
  • Kinh tế thế giới đang nguy hiểm tới mức nào?